Tân Bộ trưởng Di trú công bố những kế hoạch ưu tiên của ông
Bộ trưởng Di trú David Coleman muốn di dân định cư ở vùng nông thôn của Úc để giúp cho kinh tế tại những nơi xa các thành phố lớn.
Trong cuộc gặp các tổ chức trong cộng đồng ở Sydney hôm nay ông Coleman cũng ghi nhận vai trò của di dân nhưng khẳng định họ cần biết tiếng Anh để có thể hội nhập nhiều hơn vào xã hội mới.
Tân Bộ trưởng Di trú Úc, ông David Coleman đã có buổi gặp gỡ với các đại diện của các tổ chức trong cộng đồng tại Sydney để trình bày về những kế hoạch ưu tiên của ông trong thời gian giữ chức vụ mới, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của di dân trong nền kinh tế nước Úc.
Ông Coleman cho biết một trong những mục tiêu sắp tới của ông là tiếp tục xây dựng dựa trên sự thành công của di trú Úc bằng cách lắng nghe những di dân, những người đã có đóng góp thành công tới sự thịnh vượng của nước Úc
Có hơn 160,000 di dân đến nước Úc trong tài khóa 2017 – 2018, 70% trong số đó là di dân tay nghề, lực lượng lao động chủ chốt và đem lại những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Úc.
Tuy nhiên, ưu tiên lớn nhất sắp tới mà ông David Coleman nhấn mạnh là ông muốn đẩy mạnh loại visa định cư vùng nông thôn. Ông Coleman nói một số thị trấn của Úc muốn thấy có thêm di dân về đó lập nghiệp.
“Hiện có một số loại visa vùng khác nhau và một trong những gì tôi đang đánh giá là sự hiệu quả của từng loại và tiềm năng cải tiến các chương trình định cư đó để đáp ứng nhu cầu của các vùng.”
Ông Coleman cho biết những thị trấn như Warrnambool ở Victoria, Goldfields ở Tây Úc, và toàn bộ tiểu bang Nam Úc đang muốn đón nhận hàng ngàn di dân. Theo ông Coleman hiện ở Nam Úc đang cần thêm khoảng 15,000 di dân mỗi năm để bù đắp cho thiếu hụt về nhân lực nhằm phát triển kinh tế của vùng, và tương tự đối với Cairns và Queensland.
NGỌC ((“Chúng ta đang có sự thiếu hụt người lao động ở các vùng và tôi muốn chương trình di trú tạo điều kiện để tìm người cho những công việc tại những đó khi họ không thể tìm được lao động ở địa phương.”
Tân Bộ trưởng Di trú cũng nhắc lại tầm quan trọng của an ninh biên giới, nói rằng di trú nên phản ánh nguyện vọng của người dân cũng như của chính phủ, đó là đón nhận những di dân đến Úc một cách hợp pháp và có đóng góp cho nước Úc. Ông Coleman nói chính phủ trước đây đã từng thành công với các chính sách để ngăn chặn những người tầm trú đến Úc bằng thuyền bất hợp pháp, và chắc chắn sắp tới ông cũng sẽ tiếp tục những biện pháp an ninh để bảo đảm không có những chuyện đáng tiếc liên quan đến người tầm trú.
Thứ trưởng Tài chánh David Coleman hiện giữ chiếc ghế bấp bênh ở đơn vị Banks và được thăng tiến lên Bộ trưởng Di trú sau khi có đảo chánh trong Đảng Tự Do. Bộ Di trú nay được tách khỏi Bộ Nội vụ và ông Coleman đảm nhận luôn quốc tịch và đa văn hóa sự vụ.
Nếu nghĩ ta thấy di dân là nền tảng quan trọng cho sự thành công của đất nước chúng ta. Lịch sự của nước Úc là lịch sử của di dân.”
Năm ngoái Chính phủ Liên Đảng muốn siết chặt các tiêu chuẩn để vào quốc tịch Úc, bao gồm thay đổi bài thi tiếng Anh, tăng thời gian thường trú, và cam kết gìn giữ những giá trị của nước Úc. Tuy nhiên những đề nghị đó đã bị Thượng viện bác bỏ. Ông Coleman không cho biết chính phủ có điều chỉnh gì không, mà chỉ nói là chính phủ đang vấn ý trước khi tu chính, nhưng ông khẳng định tầm quan trọng của khả năng tiếng Anh.
Trong buổi gặp với các đại diện cộng đồng lần này, Bộ trưởng Di trú cũng một lần nữa đề cập đến luật quốc tịch, ông cho biết khả năng về một bài thi tiếng Anh bắt buộc dành cho di dân là khá cao. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng Anh và nói ông ủng hộ chính sách để buộc di dân phải biết tiếng Anh để hòa nhập vào cộng đồng mới.
“Biết nói tiếng Anh rõ ràng sẽ tốt cho cuộc sống ở Úc. Biết một số tiếng Anh nhất định rõ ràng là điều tích cực. Càng biết nhiều tiếng Anh người ta càng có thể tham gia vào đời sống ở Úc nhiều hơn.”
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.