Tɦɑi ɢầп 5ƙɢ cɦồпɢ ʋẫп ɓắł ʋợ ᵭẻ łɦườпɢ, 1 пăɱ sɑᴜ пɦìп coп ɱà ᵭɑᴜ ᵭớп
Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.
Các chuyên gia và bác sĩ sản khoa đều khuyến khích phụ nữ mang thai sinh thường. Vậy nhưng trong những trường hợp cần thiết, mổ lấy thai là phương pháp cần áp dụng ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé. Như cặp vợ chồng dưới đây đã hối hận khôn cùng khi cố chấp sinh thường con trai đầu lòng.
Đó là trường hợp của Liu Hong Quong hiện sống tại Khúc Tĩnh, Vân Nam, Trung Quốc. Sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, cô Liu tái hôn và ở tuổi 35 và nhanh chóng mang thai sau đó. Khoảng đầu năm 2019, cô Liu sắp tới giai đoạn sinh nở và được bác sĩ khuyên nên lựa chọn phương pháp sinh mổ vì thai nhi hiện tại khá to, cân nặng gần 5kg trong khi cơ địa người mẹ lại khá thấp bé. Nếu cứ sinh thường rất có thể gây ra nhiều nguy cơ tai hại cho cả mẹ lẫn con. Thế nhưng khi trao đổi với gia đình về vấn đề này, chồng của Liu lại nhất quyết không đồng ý, anh ta cho rằng bằng mọi giá cô phải sinh thường vì sinh mổ vừa tốn kém lại rất dễ gây hại cho đứa con trong bụng.
Khi Liu mang thai con đầu lòng, ông xã nhất định bắt cô sinh thường dù bác sĩ siêu âm xác định thai nhi gần 5kg.
hông lâu sau đó, cô Liu cũng nhập viện sinh con, sau khi trải qua nhiều giờ vất vả đau đớn vì ca sinh khó, một bé trai nặng 4,63kg cũng chào đời, được đặt tên là Luteng. Cứ nghĩ con đã chào đời an toàn thì mọi thứ sẽ suôn sẻ, thế nhưng người mẹ này hoàn toàn không ngờ những tháng ngày phía trước của mình còn khó khăn hơn gấp nhiều lần so với giai đoạn bầu bì, sinh nở.
Khoảng vài ngày sau khi chào đời, cô Liu để ý thấy đầu của con khá mềm nên đã đi hỏi bác sĩ, khi nhận được câu trả lời nguyên nhân là do đầu em bé bị sản đạo chèn ép, vài tháng sau sẽ cứng cáp bình thường thì người mẹ mới yên tâm, thế nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.
Con trai Liu bị chèn ép dây thần sinh khi chào đời, dẫn đến trí não và hệ thần kinh vận động chậm phát triển.
Khoảng 1 tháng sau, bé trai Luteng bắt đầu xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường, hay quấy khóc dữ dội, dỗ cỡ nào cũng không nín, ngoài ra, cậu bé còn thường xuyên ốm sốt, tiêu chảy, nôn ói,… Cô Liu đã đưa con đi khá nhiều bệnh viện nhưng tình trạng đứa trẻ vẫn không khá hơn là mấy. Cuối cùng, Luteng được chuyển đến bệnh viện Thượng Hải. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị nhiễm virus adeno và phải nhập viện điều trị gấp. Chỉ trong 18 ngày nằm viện, số tiền viện phí phải trả lên đến 80.000 NDT (gần 285 triệu đồng). Vợ chồng cô Liu đã phải dùng sạch số tiền tiết kiệm đồng thời vay mượn thêm mới có đủ khả năng chi trả tiền chữa bệnh cho con.
Không lâu sau đó, người mẹ lại thấy con mình có nhiều biểu hiện khác thường, không được linh hoạt như những đứa trẻ khác. Tay chân bên phải của cậu bé cử động rất chậm, dường như không có chút sức lực nào. Khi đưa con đi khám tại bệnh viện Côn Minh, người mẹ đã ngã quỵ khi nghe bác sĩ nói cậu bé Luteng bị teo tiểu não và liệt nửa người mà nguyên nhân phát xuất từ lần sinh thường cách đây 1 năm của cô. Bác sĩ cho biết khi ra khỏi bụng mẹ, vì cậu bé quá lớn, mẹ lại sinh khó nên khả năng cao Luteng đã bị sản đạo chèn ép nặng lên dây thần kinh, vì thế các chức năng mới không được bình thường, cũng có dấu hiệu chậm phát triển. Hiện tại việc phẫu thuật không còn nhiều ý nghĩa nữa nên chỉ có thể điều trị dần bằng cách áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng. Nghe đến đây, vợ chồng cô Liu mới hối hận, không ngờ chỉ vì sinh thường mà con của họ phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề như thế, nhưng lúc đó đã không kịp nữa rồi.
Hiện tại, cô Liu chỉ có thể kiên trì cho con tập phục hồi chức năng.
Những trường hợp mẹ bầu nên đẻ mổ?
Giữa các lựa chọn phương pháp sinh thì sinh thường tự nhiên luôn được ưu tiên và khuyến khích lựa chọn. Tuy nhiên, không phải trường hợp mang bầu nào cũng có thể sinh thường, có những người bắt buộc phải mổ lấy thai nếu:
Thai nhi quá lớn
Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, mẹ thường được chỉ định đẻ mổ.
Khung xương chậu của mẹ nhỏ
Một số mẹ bầu với khung xương chậu quá nhỏ sẽ không đủ không gian để thai nhi chui qua đó nên sẽ được chỉ định đẻ mổ.
Thai nhi ngôi ngược
Thông thường vị trí của thai nhi những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ, tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Những trường hợp bất thường ngôi thai thường phải đẻ mổ.
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi lựa chọn phương pháp sinh nở.
Mẹ bị cao huyết áp
Mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, mắc hội chứng phù nề… sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy từ nhau thai… Những trường hợp này cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và thường sẽ được đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Cổ tử cung không thể mở
Trong nhiều trường hợp, mức độ co rút tử cung của mẹ yếu, cổ tử cung không thể giãn nở đủ để bé đi ra nên sẽ phải sinh mổ.
Có dấu hiệu sinh non
Mẹ có dấu hiệu sinh non hoặc có vấn đề gì trong thai kỳ cần được đưa thai nhi ra gấp khỏi cơ thể mẹ cũng phải chọn phương pháp đẻ mổ. Trẻ dưới 36 tuần tuổi sẽ khó có thể chịu được áp lực từ việc sinh nở tự nhiên.
Mẹ có vấn đề về nhau thai
Những mẹ bầu có vấn đề về nhau thai như nhau thai bị tách, nhau thai thấp cũng được đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Nguồn: tổng hợp
Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?
Tɦeo lời ƙể củɑ ɓác sĩ пɦi ɾằпɢ ôпɢ ƙɦá ɓấł пɢờ ƙɦi пɦiềᴜ ɓà ɱẹ łɦườпɢ пɦầɱ lẫп ɢiữɑ ɦɑi ʋiệc: cɦo пước łɾước ɦɑy ᵭổ ɓộł sữɑ łɾước?