Tɦɑi пɦi có ɓị ảпɦ ɦưởпɢ ƙɦi ɱẹ ɓị ốɱ пɢɦéп qᴜá пặпɢ ƙɦôпɢ?
Mẹ ɓầᴜ пào cũпɢ пɢɦéп, ƙɦôпɢ cácɦ пày łɦì cácɦ ƙɦác. Có ɱẹ пɢɦéп łɦậł ɗễ cɦịᴜ, cɦẳпɢ ɦạп пɦư пɢɦéп ɓằпɢ cácɦ łɦèɱ ăп пɦiềᴜ ɦơп, łɦèɱ пɢủ пɦiềᴜ ɦơп.
Mẹ bầu nào cũng nghén, không cách này thì cách khác. Có mẹ nghén thật dễ chịu, chẳng hạn như nghén bằng cách thèm ăn nhiều hơn, thèm ngủ nhiều hơn. Nhưng phần lớn các mẹ nghén thật khổ sở với những tình trạng: nôn ói, không ăn uống được. Có những mẹ chỉ buồn nôn vào buổi sáng nhưng có những mẹ buồn nôn suốt cả ngày. Có mẹ chỉ nghén trong tháng thứ 3 của thai kỳ, có mẹ nghén cho tới ngày sinh.
Nhìn chung ốm nghén là không nguy hiểm gì cho mẹ và bé nhưng cũng có một số trường hợp mẹ cần đi khám và có những can thiệp về y tế khi bị ốm nghén quá nặng. Buồn nôn suốt cả ngày thì không đáng lo ngại, nhưng nếu bị nôn ói suốt ngày, mẹ không thể tiếp nhận thức ăn được, sẽ trở nên yếu, hay chóng mặt,.. tình trạng này là nghiêm trọng và cần được thăm khám. Nếu mẹ được thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng ốm nghén nặng sẽ không ảnh hưởng gì đến bé nhưng chắc chắn là làm mẹ mệt mỏi, bị mất nước, thiếu muối và các chất điện giải. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ làm mẹ thiếu dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ.
Ảnh hưởng của tình trạng ốm nghén nặng tới mẹ và bé
Tình trạng ốm nghén nặng rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé, nguy hiểm hơn rất nhiều với chứng ốm nghén thông thường. Mẹ bầu không thể ăn hoặc uống và có thể bị mất lên 10% trọng lượng cơ thể. Điều này sẽ làm gia tăng các chất độc trong máu và nước tiểu. Ốm nghén nặng làm suy nhược cơ thể, gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, mẹ và bé có thể mất nhiều dưỡng chất cần thiết.
Trẻ sơ sinh có mẹ bị ốm nghén nặng có thể sinh non hoặc nhẹ cân. Ốm nghén nặng có thể gây tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Một số bà bầu thậm chí đã buộc phải bỏ thai.
Điều trị tình trạng ốm nghén nặng thế nào?
Khi mắc chứng bệnh này, cách tốt nhất là mẹ nên điều trị tại bệnh viện. Rất nhiều bà bầu đã phải vào viện nằm dài ngày để đảm bảo có thể giữ được thai. Chưa có loại thuốc nào điều trị bệnh này được cấp phép. Khi mẹ được điều trị y tế trong bệnh viện, thường thì không có ảnh hưởng gì đến thai nhi,.
Những trường hợp thai kỳ nào dễ bị ốm nghén nặng?
Nguyên nhân gây tình trạng ốm nghén nặng đến nay chưa được tìm ra, tuy nhiên có những trường hợp sau đây sẽ dễ bị ốm nghén nặng trong thai kỳ:
Mang thai đôi/ đa thai
Đã từng bị ốm nghén nặng trong lần mang thai trước đây
Mẹ ruột cũng bị ốm nghén nặng khi mang thai thì con gái có tỷ lệ ốm nghén nặng rất cao. Không khẳng định là tình trạng này có tính di truyền mà có thể do bởi chế độ ăn uống, nhiễm trùng hoặc thậm chí lối sống giống nhau giữa các bà mẹ và con gái.
Khi nào cần đi bác sĩ?
Khi có những dấu hiệu sau đây, các mẹ cần đi bác sĩ ngay:
Nôn ói nhiều hơn 4 lần mỗi ngày và không thể ăn nổi một bữa ăn nào.
Không thể ăn uống được
Mẹ thấy rất mệt mỏi và giảm cân nhiều
Khi mẹ nôn ói, có vết máu
Làm giảm những triệu chứng ốm nghén nặng như thế nào?
Tốt nhất là mẹ nên đi bệnh viện để điều trị, tuy nhiên, mẹ cũng có thể thử những cách sau để giảm bớt sự khó chịu do ốm nghén nặng:
Ăn những bữa nhỏ và thường xuyên
Uống nhiều nước
Tránh những loại thực phẩm gây nôn ói
Tránh những thực phẩm nhiều gia vị, khó tiêu.
5 "siêᴜ łɦực ρɦẩɱ" пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł
Tɦeo łiếп sĩ Heɑłɦeɾ Moɗɑy (Mỹ) – пɦà пɢɦiêп cứᴜ ʋề ɱiễп ɗịcɦ ʋà ɓác sĩ y ɦọc cɦức пăпɢ, ɓấł cứ łɦực ρɦẩɱ пào ɢiàᴜ ʋiłɑɱiп ʋà ƙɦoáпɢ cɦấł ᵭềᴜ ℓà łɦực ρɦẩɱ łốł cɦo ɦệ ɱiễп ɗịcɦ.