Thành tích học tập giảm, Úc sẽ tổn thất hơn trăm tỉ đô la
Mới đây một nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Public Education Foundation cho biết sự giảm sút về điểm số của học sinh Úc sẽ làm nước này thiệt hại tới 120 tỉ đô trong 45 năm tới.
Mới đây một nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Public Education Foundation cho biết sự giảm sút về điểm số của học sinh Úc sẽ làm nước này thiệt hại tới 120 tỉ đô trong 45 năm tới.
Nghiên cứu sử dụng công thức của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế để đo ảnh hưởng kinh tế đối với thành tích học tập tụt giảm của học sinh Úc – được ghi chép trong Chương trình Đánh giá Toàn cầu (PISA).
Giám đốc David Hetherington nói: “Úc sẽ chịu tổn thất lớn về GDP lên tới 120 tỉ đô la Mỹ. Chúng ta cần có biện pháp cải thiện điểm số của học sinh, nếu không hậu quả sẽ rất khôn lường.”
Nghiên cứu cũng chỉ ra học sinh có học lực kém có sự tụt giảm về điểm số lớn hơn và nhanh hơn so với các em ở top đầu. Chỉ riêng điều này cũng làm thiệt hại 20 tỉ đô.
“Những học sinh top đầu được giáo viên chú ý hơn, tiếp cận với nhiều tài nguyên học tập cũng như các môn học, chương trình giảng dạy đòi hỏi điểm xét vào đại học cao hơn. Tất cả những điều này dẫn đến thành tích học tập không đồng đều,” theo ông Hetherington.
Làm sao để thu hẹp sự chênh lệch?
Trường Trung học Ashcroft ở tây Sydney đã có những thành công nhất định trong việc cải thiện điểm số học sinh, cũng như xoá nhoà bất bình đẳng kinh tế - xã hội.
Trong tất cả học sinh của trường, không em nào đến từ tầng lớp thượng lưu, đa số đến từ những gia đình nghèo khó nhất nước Úc. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản nhiều em đạt điểm đại học cao và giúp kết quả NAPLAN của trường được cải thiện đáng kể.
Bí quyết của nhà trường đó là tuyển một đôi ngũ y bác sĩ tư vấn, chăm lo sức khoẻ và tinh thần của học sinh, với những hình thức như trị liệu ngôn ngữ, trị liệu nghệ thuật. Nhà trường gọi chương trình này là Centrum (nghĩa là “trung tâm”).
Hiệu trưởng Ted Noon chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi hỏi các gia đình có con em đến xin học là liệu con của học có được kiểm tra sức khoẻ gần đây hay không. Với chương trình Centrum, chúng tôi chăm lo đến các vấn đề răng miệng, thị lực, khả năng nghe, sức khoẻ tinh thần và những thứ khác.”
Ông cho rằng nhiều vấn đề của học sinh bắt nguồn từ việc không có sự theo dõi, chăm lo tới sức khoẻ các em. Và một khi học sinh được quan tâm và hỗ trợ về mọi mặt, các em sẽ học tập hiệu quả hơn và đạt thành tích cao.
“Gần đây, nhiều học sinh của trường đã thành công trong các ngành mang tính học thuật như khoa học, luật, hay giảng dạy. Số khác thì học nghề như điện, nước. Tôi thực sự xúc động khi thấy các em được khoẻ mạnh, có cuộc sống ổn định. Công sức của chúng tôi cuối cùng cũng được đền đáp. Tôi rất tự hào về các em và cộng đồng chúng ta,” ông Noon nói.
Thành tích giảm sút qua các con số
Thành tích của học sinh Úc đã giảm đáng kể trong các bài kiểm tra quốc tế trong gần hai thập niên.
Năm 2015, Úc được xếp hạng 20 trong số 72 quốc gia về toán học, 12 về kĩ năng đọc và 10 đối với khoa học.
Một nghiên cứu gần đây của Deloitte, do Chính phủ Liên bang ủy nhiệm, chỉ ra nếu điểm PISA tăng lên 10%, GDP Úc sẽ tăng thêm 97 tỷ đô la vào năm 2066.
Điểm số của toán học PISA của Úc đã giảm gần 6% kể từ năm 2000.
Theo Deloitte, điểm toán của PISA được cho là có tác động lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Điểm số tăng đồng nghĩa với sự tăng lên về mức lương, khả năng sáng tạo và trình độ giáo dục.
Nhà kinh tế học Chris Richardson cho biết giáo dục là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy kinh tế.
Ông Richardson nói: "Nếu muốn nước Úc trở nên thịnh vượng, lao động phải có tay nghề cao và để được như vậy nền giáo dục phải được cải thiện.”
Nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều
Ông Hetherington cho biết các trường khác cũng nên học tập trường Ashcroft.
“Bạn cần nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều. Mỗi học sinh có các vấn đề khác nhau và nhà trường cần có nguồn lực để giải quyết chúng. Điều này giải thích tại sao các nguồn quỹ lại quan trọng đến vậy… Chúng ta không còn nhiều thời gian và cần hành động ngay, bởi lẽ những thay đổi tạo ra trong thời điểm hiện tại có thể mất rất nhiều năm để đạt được kết quả.”
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.