RSS

Thời gian đợi quốc tịch càng lâu, sự tức giận của di dân càng lớn

19:00 28/05/2018

Theo con số thống kê của Bộ Nội Vụ, khoảng 75% những người nộp hồ sơ xin quốc tịch Úc đang phải chờ lên đến 13 tháng để đến lượt xét duyệt hồ sơ.

Thời gian đợi để được xét hồ sơ xin quốc tịch Úc càng lúc càng tăng lên đáng kể, không phải là chỉ tăng vài ngày hoặc vài tuần mà kéo dài lên đến vài tháng. Điều này làm cho rất nhiều người nộp hồ sơ cảm thấy lo lắng vì mọi kế hoạch trong cuộc sống của họ đều phải hoãn lại. 

Gần 3/4 số người nộp hồ sơ xin quốc tịch đang phải đợi lên đến 13 tháng để đến lượt xét hồ sơ. Thời gian xử lý hồ sơ hiện tại đã tăng lên trung bình khoảng 3 tháng so với tháng 10 năm ngoái. 

9 trong 10 hồ sơ nhận được thông báo quyết định việc cấp quốc tịch trong khoảng 16 tháng thay vì 14 tháng vào tháng 10 năm ngoái. Tình hình chờ đợi ngày càng tệ thêm theo quyết định cắt giảm hàng trăm nhân viên thụ lý hồ sơ giữa lúc việc nộp hồ sơ bùng nổ với quá nhiều đơn, và việc áp dụng hình thức nộp đơn trực tuyến. 

Thượng nghĩ sĩ Đảng xanh, Nick McKim đã cho biết, việc chậm trễ này đã phản ánh sự thiếu tôn trọng đối với người dân, cũng như họ đang đổ lỗi cho khâu quản lý khi quyết định cắt giảm nhân viên. 

Thượng nghị sĩ McKim còn nói rằng việc chậm trễ trong quá trình xét hồ sơ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những quyết định liên quan đến đời sống, việc làm, nhà ở và giáo dục của công dân. 

Australian citizenship

"Người dân muốn lập kế hoạch cho cuộc sống của họ, nhưng nhiều người hiện tại không thể làm được gì vì những quyết định chậm trễ này," ông đã chia sẻ với AAP. 

"Người dân muốn thiết lập những cam kết quan trọng đối với đất nước này thông qua việc trở thành công dân Úc, chính vì vậy họ nên được tôn trọng bằng cách là hồ sơ của họ được thụ lý trong những khoảng thời gian cụ thể và hợp lý."

Việc chậm trễ này là hệ quả từ việc chính phủ Turnbull đang theo đuổi những dự luật mới nhằm siết chặt việc cấp quốc tịch, bao gồm cả việc dự thảo đề xuất tăng thời gian đợi lên 4 năm đối với những thường trú nhân muốn xin cấp quốc tịch. 

Phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ đã nói, số người xin nhập tịch mỗi năm lại tăng lên rất nhiều, và Bộ Nội Vụ có trsach nhiệm thụ lý từng hô sơ kỹ càng. 

"Giải quyết những vấn đề phức tạp này thường không có cách nào đơn giản hay có thể rút ngắn thời gian được, bởi vì người ra quyết định phải đối mặt với vô số những trường hợp rất khác nhau," phát ngôn viên cho biết. 

Bộ Nội Vụ đã chi thêm khoảng $100 triệu Úc Kim để cải tổ các quá trình xét visa và quốc tịch Úc, tuy nhiên mỗi hạng mục lại có mức tăng trưởng lên đến hai con số. 

Xuất hiện trong buổi điều trần của Thượng viện vào năm ngoái, Tổng trưởng Bộ Nội Vụ, ông Michael Pezzullo đã thừa nhận thời gian chờ đợi được xét hồ sơ có thể sẽ càng tệ hơn khi bộ phận của ông đang trải qua quá trình tự động hóa theo quy mô lớn. 

Để giải thích cho việc tại sao có đến 355 nhân viên bị cắt giảm, ông Pezzullo đã cho biết việc tự động hóa chứ không phải thuê thêm nhân viên để thụ lý hồ sơ giấy, là cách duy nhất để có thể quản lý được khối lượng hồ sơ đồ sộ này. 

Tuy nhiên Brooke Muscat-Bently, đến từ CPSU (Community and Public Sector Union), đã nói rằng thật kỳ lạ khi chính phủ liên bang vẫn tiếp tục cắt giảm nhân viên xử lý hồ sơ bất chấp việc số lượng đơn nộp vẫn tăng đều. 

Những nhân viên hiện tại đang phải đối mặt với những người nộp đơn khó chịu và giận dữ, và quy trình giải quyết hồ sơ càng lúc càng khó khăn hơn. 

"Có quá nhiều áp lực không cần thiết đang đè nặng lên hệ hống, mà nó chẳng hề có lợi cho bất kì ai," cô nói. 

Liên minh hiện đang rất lo ngại về việc chính phủ đang 'cố tình làm đình trệ' quá trình xét quốc tịch như một cái cớ để tư nhân hóa quy trình quản lý của họ, tương tự như việc họ đang làm với quy trình xét visa. 

Theo: SBS

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.