Thú vị ngôn ngữ xứ sở kangaroo Úc
“Nói Xin chào thay vì Hey mate, how you going (bạn khỏe không) đang được người dân Australia sử dụng rất nhiều”, đó là ghi nhận của hãng tin SBS News trong bài viết có tựa đề Đa văn hóa làm thay đổi cách chúng ta nói như thế nào, trong đó đề cập đến những từ lóng của tiếng Việt được sử dụng khá phổ biến ở xứ sở Kangaroo.
Bài viết đăng trên SBS News mô tả với sự thích thú: “Ở Cabramatta, ngoại ô TP Sydney, từ lóng được sử dụng rộng rãi nhưng không theo cách mà nhiều người trong chúng ta từng biết”. Ngồi cùng với một nhóm bạn người Việt Nam tại nhà hàng có tên Thanh Binh tại Cabramatta, phóng viên của SBS News đã có những trải nghiệm thú vị về từ lóng trong tiếng Việt. Maria Tran, 32 tuổi; Phillip Kane, 29 tuổi và Kelvin Nguyen, 24 tuổi, là những người Việt thuộc thế hệ thứ 2; sinh trưởng tại Australia. Họ vẫn trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt hàng ngày. Maria Tran cắt nghĩa những từ lóng thường dùng cho phóng viên SBS News, bắt đầu với từ “Vô”.
Cô cho biết từ này xuất hiện nhiều nhất tại các bữa tiệc, mọi người cùng nâng ly lên, nói “1,2,3, Vô” rồi mới bắt đầu uống. Phillip Kane thì cho biết thường nói “Xin chào” khi gặp gỡ bạn bè người bản địa của mình thay vì how you going nên dần dà, bạn của anh khi gặp cũng nói Xin chào. Chưa hết, mỗi lần đi mua sắm cùng bạn bè, gặp một món đồ giá cao, Kane thường nói “mắc quá”, chứ không theo cách nói thông thường trong tiếng Anh. Bạn bè anh nghe thấy vui nên về sau có gặp thứ gì giá “chua” cũng đều nói “mắc quá”.
Theo một khảo sát năm 2016, ở Cabramatta, cộng đồng người Việt Nam chiếm 1/3 dân số của khu vực này và hơn 40% người Việt nói tiếng Việt, một con số ấn tượng. Nhưng điều khiến phóng viên SBS News thực sự thích thú đó là cách dùng từ “phở”. Với rất nhiều người dân Australia, phở không còn xa lạ, là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam được khá nhiều người dân bản xứ yêu thích.
Kelvin Nguyen cho biết “phở” còn mang ý nghĩa khác và giải thích: “Bạn không được nói với vợ của mình là bạn ăn phở bởi từ này ám chỉ đến một mối quan hệ, tức là bạn có một cô gái khác”. Chàng trai 24 tuổi vừa cười vừa nói tiếp câu chuyện: “Nhiều lúc bạn gái tôi hỏi buổi sáng thích ăn gì; tôi ghẹo: thích ăn phở, bạn tôi gằn giọng hỏi lại: giỏi quá heng!”.
Theo Giáo sư Ingrid Piller, khoa Ngôn ngữ ứng dụng của Đại học Macquarie ở Sydney, xã hội đa văn hóa đang làm biến đổi cách sử dụng tiếng Anh ở Australia. “Chúng ta đang ở trong một xã hội có rất nhiều ngôn ngữ.
Trong nhiều thời điểm, chúng ta không dùng tiếng Anh để diễn đạt ý của mình mà thay vào đó là dùng từ ngữ hoặc thành ngữ của các ngôn ngữ khác. Tiếng Anh là ngôn ngữ của Australia nhưng nó đang dần trở thành tiếng Anh kiểu Australia. Có một thực tế rằng hiện tiếng Anh ở Australia khác với tiếng Anh ở Mỹ hay ở Anh”.
Và tiếng Việt cùng với tiếng Arab, Hy Lạp… đang góp phần biến ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Australia thành tiếng Anh kiểu Australia đầy thú vị, có nét độc đáo riêng. Cùng các món ăn truyền thống, những người Việt xa quê hương đang để lại những dấu ấn ở nước sở tại bằng ngôn ngữ của mình. Chắc chắn sẽ vô cùng thích thú khi vô tình nghe một chàng Tây ở Australia thốt lên rất ngọt rằng: Ôi trời ơi hay mắc quá!
Theo SGGP Online
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.