Thuốc Trung Quốc làm từ thịt người: Chỉ là nói lại chuyện cũ?
Nếu không phải là cảnh báo từ các cơ quan chức năng, người ta sẽ cho rằng bạn lưu truyền tin đồn nhảm nhí, rằng chuyện này chỉ có trong phim ảnh. Tuy nhiên, thực tế thuốc thịt người từ lâu đã bị phát hiện và chất vấn nguồn gốc.
Theo nguồn tin từ Tuoitre, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế Việt Nam vừa có văn bản gửi các sở y tế tỉnh thành cho hay gần đây, Nigeria báo động gấp có hàng trăm ngàn viên thuốc từ thịt người xuất hiện trên thị trường nước này. Loại thuốc này được đóng gói dưới dạng viên con nhộng, được quảng cáo dùng điều trị ung thư, tiểu đường, một số bệnh nặng ở giai đoạn cuối và hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Thực tế ngay từ năm 2011 đã xuất hiện nhiều lời cáo buộc Trung Quốc sản xuất thuốc từ thịt người. Bộ Y Tế nước này đã lên tiếng đã điều tra và sau đó trả lời cho giới truyền thông quốc tế vào tháng 5 năm 2012, rằng cái được gọi là thuốc thịt người không được làm từ “thịt người” mà làm từ nhau thai. Trong y học Trung Quốc, nhau thai được gọi là tử hà sa, có vị mặn, ngọt, nóng, có tác dụng bổ dương, tốt cho tim, gan, phổi, thận.
Và tất nhiên, nhiều nhà điều tra chẳng “nguôi lòng” với câu trả lời này của Trung Quốc. Thực tế Hải Quan Hàn Quốc đã nhiều lần phát hiện các lô thuốc loại này, và thành phần của chúng hầu như hoàn toàn là thịt người. Trong khoảng từ tháng 8/2014 đến giữa năm 2015, có đến 175.000 viên thuốc thịt người bị hải quan Hàn Quốc thu giữ.
Theo một số nguồn tin khác, sự việc trên đã được hải quan Hàn Quốc công bố từ năm 2011, và kênh truyền hình SBS, một trong ba kênh lớn của Hàn Quốc, đã phát một phim tài liệu về việc một số công ty dược phẩm Trung Quốc sản xuất và kinh doanh thuốc từ thi thể trẻ sơ sinh chết vì bị sẩy thai và phá thai.
Ngày 07 và 11 tháng 5 năm 2012, tờ tin Daily Mail đã báo cáo sự việc này, cho hay có hơn 17.000 viên thuốc loại trên đã bị thu giữ. Phân tích kiểm tra ADN cho thấy các viên thuốc có thể chứa đến 99.7% là thịt người, thậm chí còn có thể biết được giới tính của trẻ bị chết.
Các viên thuốc này được quảng cáo với chức năng tăng cường miễn dịch, tăng sức dẻo dai, và đôi khi được ngụy trang dưới dạng các viên thuốc tăng lực. Một vấn đề là, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tìm thấy những vi khuẩn cực độc và đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con người trong các viên thuốc đó. Truyền thông không tiết lộ thêm thông tin chi tiết hơn, có lẽ vì lý do không muốn tạo căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.
Công nghệ làm thuốc từ thai nhi ở Trung Quốc
Việc Trung Quốc làm thuốc từ thai nhi đã bị phát hiện từ năm 2011, đến năm 2012 thì công nghệ sản xuất thuốc loại này bị bại lộ.
Thi thể trẻ em được lấy từ 2 nguồn: các sản phụ mang thai đứa con thứ hai hay thứ ba bị ép phá thai, hoặc các trẻ em qua đời tại các bệnh viện. Một bộ phận sẽ được sẽ mua lại và cất giữ trong tủ lạnh. Sau đó, những phần này được đưa tới trung tâm y tế để sấy khô bằng lò vi sóng. Sau khi sấy khô, thi thể sẽ được nghiền nhỏ thành bột, rồi được trộn với một ít thảo mộc làm thành thuốc dạng viên nén.
Dailymail cho biết, cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận mỗi năm có 38% phụ nữ mang thai phải phá do vi phạm sinh con thứ hai hoặc thứ ba, tức 13 triệu ca mỗi năm. Đó là hệ quả từ chính sách một con của Trung Quốc được thực thi từ năm 1979.
Mặc dù việc sản xuất thuốc từ thai nhi và xác trẻ em đã bị phát hiện từ năm 2011 và bị phản đối khắp nơi trên thế giới, nhưng cho đến nay việc này vẫn không hề thuyên giảm tại Trung Quốc.
Thuốc bổ từ thai nhi có thật sự bổ dưỡng?
Nói tới nghệ thuật bồi bổ cơ thể và dưỡng sinh thì không thể không nhắc đến Đông y vì đây là phần trọng yếu nhất trong lý luận y thuật của trường phái này. Phần lớn các danh y thời xưa đều công nhận một điều “dưỡng sinh không bằng dưỡng tính”. “Dưỡng tính” ở đây là nói về hai phần: Điều nhiếp tình chí (tức điều hòa các cảm xúc như hỷ (vui), nộ (tức giận), ưu (lo lắng), tư (nghĩ ngợi), bi (buồn), khủng (sợ hãi), kinh (sửng sốt quá mức); và tu dưỡng đức hạnh.
Tôn Tư Mạc, người được tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại của Trung Hoa đã nhận định như sau:
“Dưỡng sinh là bồi dưỡng cho mình cái tính thiện. Bản tính đã thiện thì bệnh tật từ trong hay từ ngoài đều không sinh ra; biến loạn và tai họa cũng không có lý do phát sinh; đó chính là đạo lớn của phép dưỡng sinh… Còn như đức hạnh chưa hoàn thiện, thì có uống đủ các thứ “kim đan ngọc dịch”, cũng không thể kéo dài tuổi thọ”.
Khổng Tử không chỉ là “chí thánh tiên sư” của Nho học, mà còn là một nhà dưỡng sinh kiệt xuất; là người đầu tiên đã phát hiện và đề xướng chân lý: “nhân giả thọ”(người có đức “nhân”, có đạo đức, có tuổi thọ cao). Điều này có thể được hiểu là: Người nhân đức sở dĩ có tuổi thọ cao, là vì không tham lam mà trong lòng luôn luôn thanh tĩnh, tâm bình hòa cho nên âm dương không bị mất cân bằng, nhờ vậy mà hấp thu được những thứ tinh hoa và cái đẹp trong trời đất để nuôi dưỡng và hoàn thiện thân thể.
Để thực hành dưỡng đức, theo Hoa Đà (141 – 208): Người giỏi dưỡng đức, đầu tiên phải biết trừ “lục hại”, như vậy mới có thể bảo vệ được tính mệnh và sống tới trăm tuổi. Muốn trừ lục hại, một là phải coi nhẹ danh lợi, hai là không say mê thanh sắc, ba là không tham lam vật dụng hàng hóa, bốn là bớt của ngon vật lạ, năm là không xu nịnh, sáu là không ghen ghét. Trong 6 thứ có hại đó, trừ “của ngon vật lạ” ra, 5 thứ hại khác đều liên quan đến vấn đề tu dưỡng đạo đức.
Như vậy, có thể thấy rằng trong phép dưỡng sinh của người xưa, vấn đề tu dưỡng đạo đức được đặt ở vị trí cao nhất. Vì người có nhân đức, thì trong lòng bình yên, tâm lý cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn; nhờ đó âm dương luôn luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa, nên chính khí đầy đủ và bệnh tật không thể phát sinh.
Quay trở lại với câu chuyện về viên thuốc bổ từ thịt trẻ em nhưng chứa vi khuẩn cực độc nói trên, chưa biết được công dụng bồi bổ đến đâu, nhưng rõ ràng ai cũng nhìn nhận rằng nó trái với quy luật tự nhiên, trái với luân thường đạo lý, liệu có thể đem đến điều gì tốt đẹp cho những người cung và cầu loại thuốc ấy? Đó cũng là lý do nó bị phản đối khắp nơi trên thế giới kể từ khi sự việc này bị phanh phui cho đến nay.
Nguồn: Dkn.tv
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.