RSS

Tiếng lòng của một người mắc ung thư giữa đại dịch tại Mỹ: Đớn đau mà chẳng dám nói, khi có quá nhiều người đã bị Covid-19 sát hại

20:52 28/06/2020

Giữa đại dịch, người đang mắc bệnh chắc chắn không tự nhiên khỏi. Người mắc ung thư vẫn tiếp tục ung thư, người đau tim vẫn bị bệnh tim, và người đột quỵ vẫn có nguy cơ bị đột quỵ.

*Bài viết được lược dịch theo chia sẻ của Skyy Hook trên Zora Medium

Liệu có nên bàn về ung thư khi đại dịch đang bùng nổ và giết hại hàng trăm ngàn người? Đây là một chủ đề đang khá được chú ý tại Mỹ thời gian gần đây, nhưng ít khi được thảo luận công khai. 

Chẳng phải vì đây không phải là vấn đề cấp bách - bản chất của ung thư vốn là phải chữa trị khẩn cấp, mà do nhiều người cảm thấy không thoải mái khi đề cập đến ung thư trong khi đất nước đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng y tế mang tên Covid-19. Thứ đại dịch có tốc độ càn quét quá nhanh, và sát hại cả trăm ngàn người.

Tiếng lòng của một người mắc ung thư giữa đại dịch tại Mỹ: Đớn đau mà chẳng dám nói, khi có quá nhiều người đã bị Covid-19 sát hại - Ảnh 1.

Người mắc ung thư thực sự có rất nhiều điều cần chia sẻ. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu trên mạng xã hội, tôi nhận ra rằng nhiều người tự hình thành suy nghĩ "giờ chưa phải lúc", hoặc "cứ kín miệng đã", rồi mọi chuyện cứ theo chiều hướng như vậy. Bỗng dưng, mọi tâm tư của người mắc ung thư trở nên không quan trọng trong thời điểm này, và đó cũng là lúc các câu chuyện của họ bị lờ đi. 

Trải nghiệm của một người mắc ung thư giữa đại dịch

Cuối tháng 2, tôi vừa kết thúc lần hóa trị thứ 2 và bắt đầu tuần xạ trị thứ 3 để chống lại căn bệnh ung thư vú giai đoạn 3. Đó là khi Covid-19 bắt đầu hoành hành tại Mỹ. Giữa tháng 3, thời điểm kết thúc đợt xạ trị, Covid-19 đã là chủ đề thường trực trên môi tất cả mọi người. 

Những người có hệ miễn dịch bị xáo trộn như chúng tôi bỗng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Từ việc đến gặp bác sĩ vài lần mỗi tuần, thì giờ chẳng hẹn được buổi nào. Các chuyên gia y tế gọi đến và bảo hiện tại việc đi khám là không an toàn, và họ cũng không biết khi nào có thể tái khám trở lại. Giống như một cuộc gọi để chia tay vậy, kiểu vậy.

Các bác sĩ chỉ nói đơn giản: "Đừng cố gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ chủ động liên lạc." Và dù đó là việc họ phải làm để tránh rủi ro cho chúng tôi, chẳng ai thích thú hoàn cảnh này cả. Từ chỗ cần làm xét nghiệm mỗi tuần, giờ chẳng ai làm gì nữa. Những cuộc hẹn tái khám liên tục dời lại vì các tiểu bang bị phong tỏa. Các cuộc phẫu thuật từng được xem là khẩn cấp, giờ cũng bị hoãn.

Tiếng lòng của một người mắc ung thư giữa đại dịch tại Mỹ: Đớn đau mà chẳng dám nói, khi có quá nhiều người đã bị Covid-19 sát hại - Ảnh 2.

Chỉ vài tuần trước, chúng tôi - những bệnh nhân ung thư phải chịu rất nhiều đau đớn vì tác dụng phụ từ những loại thuốc được điều chế riêng để níu lấy mạng sống của mình. Nhưng khi Covid-19 xuất hiện, cảm giác như chúng tôi trở thành vật hy sinh vậy. Xã hội dường như tin rằng có thể bỏ mặc chúng tôi - những người "có hệ miễn dịch yếu và tiền sử bệnh nền" - để tái mở cửa thành phố trên quy mô lớn. 

Thực sự là khá sốc, nhất là sau trải nghiệm như bị tra tấn trong vòng 9 tháng để tồn tại. Nó khiến trận chiến của chúng tôi trở nên vô nghĩa, như chẳng đạt được thứ gì cả trong thời gian qua. 

Trong đại dịch, hầu hết những người như tôi tự nhốt mình, tránh xa tất cả mọi người, như thể đang chịu cách ly vậy. Mỗi khi người giao đồ ăn tới, mọi thứ tưởng như tận thế. Tôi phải lau sạch tất cả mọi thứ, đeo găng tay, khẩu trang, và cầu nguyện cho mọi chuyện bình an. Ngoài kia, mọi người vẫn ra biển, đi làm móng, cắt tóc, đi bar, hoặc đến nhà hàng và hoàn toàn bỏ qua yêu cầu giãn cách xã hội. Tất cả những hành động như vậy đều khiến chúng tôi - nhóm có hệ miễn dịch yếu - rơi vào cảnh rủi ro. Nhưng kể cả khi họ không làm vậy, tôi vẫn luôn đeo khẩu trang. Dù mọi người có chủ quan đến đâu, tôi vẫn phải làm mọi thứ để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Chỉ những người may mắn nhất mới có thể gặp được bác sĩ. Bản thân tôi đang chuẩn bị cho lần phẫu thuật thứ 2 trong 3 cuộc đại phẫu trị ung thư. Cuộc phẫu thuật không làm tôi quá lo, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn khi nằm viện mới khiến tôi sợ hãi. Giống như khi mới được chẩn đoán, giờ tôi đang dựa hoàn toàn vào đức tin - thứ sẽ giúp tôi vượt qua nghịch cảnh. Nhưng để bảo rằng mình không sợ mỗi khi nghe thấy tiếng ho, đó hẳn là lời nói dối.

Tiếng lòng của một người mắc ung thư giữa đại dịch tại Mỹ: Đớn đau mà chẳng dám nói, khi có quá nhiều người đã bị Covid-19 sát hại - Ảnh 4.

Thực tế là đây: những người đang cần đến sự chăm sóc liên tục giờ không được đáp ứng nữa. Người ung thư không được xét nghiệm, tương tự là bệnh tim, tiểu đường, HIV... Mọi người đang chết dần, nhưng không ai quan tâm được nữa.

Giữa đại dịch, người đang mắc bệnh chắc chắn không tự nhiên khỏi. Người mắc ung thư vẫn tiếp tục ung thư, người đau tim vẫn bị bệnh tim, và người đột quỵ vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Họ đã phải chiến đấu với bệnh tật trong một khoảng thời gian dài, và giờ họ vẫn cần được quan tâm chăm sóc. Dĩ nhiên, việc tạm hoãn điều trị cho chúng tôi để nhường chỗ cho Covid-19 là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nếu coi chúng tôi là vật hi sinh, điều đó hoàn toàn không ổn.

Nhất là khi, chúng tôi đã cố gắng trong khoảng thời gian rất dài rồi.

Nguồn: Zora, Medium

Link nguồn: https://kenh14.vn/tieng-long-cua-mot-nguoi-mac-ung-thu-giua-dai-dich-tai-my-don-dau-ma-chang-dam-noi-khi-co-qua-nhieu-nguoi-da-bi-covid-19-sat-hai-20200627173034423.chn

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.