RSS

Tin lời “trai Úc” hứa sang Việt Nam làm đám cưới, người phụ nữ suýt mất tiền oan

18:30 02/08/2018

Người đàn ông tự xưng là Kevin, quốc tịch Australia thường xuyên “like” và comment chia sẻ với chị. Tò mò về người này, chị bắt đầu nhắn tin nói chuyện.

Sau những ngày nói chuyện qua facebook, chị Thương tin tưởng vào lời hứa sẽ về Việt Nam hỏi cưới và định cư tại Việt Nam. Không ngờ, đó chỉ là một “vở kịch” trong chiêu trò của gã bạn trai “ảo” này.

Thời gian vừa qua, CA TP.HN đã nhận được hàng loạt những lá đơn “cầu cứu” của người dân khi bị tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Không ít trong số đó có mánh khóe của những đối tượng người nước ngoài, lợi dụng lòng tin của phụ nữ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Kết quả hình ảnh cho hôn nhân lừa đảo

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Hoài Thương (32 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy) chia sẻ, chị đã ly hôn được hai năm nay và hiện tại sống độc thân. Do làm việc ở công ty nước ngoài nên chị có vốn ngoại ngữ khá tốt. Chính vì vậy, chị cũng thường xuyên lên mạng xã hội facebook viết những dòng cảm xúc bằng tiếng Anh.

Trong số các bạn bè của chị, có một người đàn ông tự xưng là Kevin, quốc tịch Australia thường xuyên “like” và comment chia sẻ với chị. Tò mò về người này, chị bắt đầu nhắn tin nói chuyện.

Theo như giới thiệu của gã đàn ông tên Kevin kia, anh ta 35 tuổi, hiện đang độc thân và là giáo viên. “Hàng ngày, anh ta thường dành những thời gian rảnh như nghỉ trưa, hoặc buổi tối để online nói chuyện với tôi. Anh ta tỏ ra là người rất lịch sự và tình cảm nên dần dần, tôi bắt đầu có cảm tình…” – chị Thương tâm sự.

Không chỉ là một người sống tình cảm, tâm lý, Kevin còn rất hài hước nên giữa chị Thương và gã đàn ông này bắt đầu nảy sinh tình cảm. Sau hai tháng nói chuyện, người phụ nữ này nhận lời yêu Kevin.

Khoảng đầu tháng 3.2018, chị Thương nhận được tin nhắn từ bạn trai, trong đó, Kevin nói muốn gửi quà cho chị gồm 1 chiếc đồng hồ, 1 sợi dây chuyền và 500.000 đô la Mỹ, bảo chị Thương cho địa chỉ nhà để gửi về. Bạn trai còn chụp ảnh hai món quà gửi cho chị và hỏi xem chị có thích không.

Tin tưởng nên chị Thương cho địa chỉ kèm số điện thoại phụ để tiện liên lạc. Ngày 23.3, một người phụ nữ gọi điện thoại cho chị, giới thiệu là nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông báo về bưu phẩm và hỏi chị Thương có ở Hà Nội để nhận hàng được không. Chị Thương đồng ý.

Tuy nhiên, ngày hôm sau, lại “nhân viên” này gọi cho chị và nói hàng không có hóa đơn, chứng từ nên chưa gửi đi được, phải xác minh, vì sợ liên quan đến các hành vi phạm tội mà báo chí gần đây đã nêu.

Chị Thương khăng khăng khẳng định đó là quà người yêu gửi từ Australia về Việt Nam và chắc chắn không vi phạm gì. Nhưng “nhân viên hải quan” không đồng ý và nói có thể giúp, bảo chị chuyển tiền để lo lót cho qua vì đã nhiều trường hợp gửi hàng, tiền về Việt Nam liên quan đến việc rửa tiền.

Ban đầu, người này yêu cầu chị Thương chuyển 75 triệu đồng, nhưng sau đó lại gọi thông báo là 90 triệu đồng. “Lúc ấy tôi có nhắn tin cho Kevin nói về sự cố này. Kevin tỏ ra bực tức với cách làm việc của hải quan Việt Nam. Nhưng sau đó lại bảo tôi là thôi cứ chuyển tiền đi, vì giá trị tài sản của mình còn lớn hơn nhiều” – chị Thương chia sẻ.

Đến hôm tiếp theo, chị Thương chưa kịp ra ngân hàng gửi tiền thì lại nhận được cuộc gọi từ cô nhân viên kia, báo rằng đang bị thanh tra, nên sợ không lo được cho chị Thương, hoặc chị Thương gửi thêm 50 triệu nữa để lo lót cả đoàn thanh tra.

Lúc này, chị Thương bắt đầu tỏ ra nghi ngờ nên đã lên mạng internet tìm hiểu về những vụ lừa đảo. Khi thấy có nhiều trường hợp báo chí phản ánh giống của mình, chị liền nhắn tin thăm dò người yêu, hỏi về hóa đơn món hàng để gửi cho hải quan chứng minh hàng hóa. Tuy nhiên, nhận được tin nhắn của chị Thương, gã bạn trai ngoại quốc vòng vo là không giữ lại, rồi cứ nhắc chị chuyển tiền để lấy hàng và tiền về.

“Tôi nghĩ mình đã bị lừa nên quyết định im lặng xem sao thì những ngày sau cũng không thấy Kevin nhắn, cũng không thấy nhân viên kia gọi lại. Chỉ tiếc tình cảm của mình là thật lòng, nhưng bị người khác lừa thôi”.

Theo cơ quan công an, những vụ việc lừa đảo thường có sự liên kết giữa các đối tượng ở trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy, rất khó khăn trong công tác điều tra, bắt giữ. Chỉ có chính những nạn nhân mà các đối tượng này nhắm đến tự ý thức cảnh giác, đồng thời khi có dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn.

* Tên nạn nhân trong bài đã được thay đổi

Theo: Báo Úc

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.