RSS

Tôi thấy có một quê hương Việt Nam ngay giữa lòng nước Mỹ

00:00 05/12/2019

Tôi lòng xiết bao cảm động, khi nhận thấy tất cả bạn bè, thân quyến, không trừ một ai, đều có cuộc sống trên quê hương thứ hai ổn định; nhà cửa đều tiện nghi rộng rãi, và hơn hết, các thế hệ con cháu đều thành đạt, không hổ danh dòng giống Lạc Hồng, trong cộng đồng đa chủng tộc ở đất nước Mỹ.

Chuyện đi lại giữa Việt Nam và Mỹ hôm nay quá dễ dàng. Với hơn 1,6 triệu người Việt đang sinh sống và học tập khắp 50 tiểu bang, mối quan hệ thân nhân, bạn bè làm gia tăng nhu cầu đi lại, thăm viếng giữa hai nước. Nhiều hãng bay trong nước, quốc tế sẽ mở đường bay trực tiếp từ TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… đến các thành phố trung tâm của hai bờ Đông – Tây nước Mỹ…

Thủy điện Hoover Dam, một trong 7 công trình kỳ vĩ nhất nước Mỹ do con người xây dựng. Ảnh: T. HIẾU

Thủy điện Hoover Dam, một trong 7 công trình kỳ vĩ nhất nước Mỹ do con người xây dựng. Ảnh: T. HIẾU

Phần lớn các chuyến bay từ Việt Nam qua Mỹ đều hướng đến tiểu bang California (Cali) được coi là thủ phủ của người Việt ở Mỹ. Thời điểm tôi đến, trong khi phía bờ Đông, nhiệt độ xuống thấp ở mức 4-5 độ C, ở đây vẫn chỉ mới man mác lạnh, báo tiết trời vào thu, không khác thời tiết quê nhà là mấy. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên đa phần người Việt sang đây từ sau năm 1975 đều chọn nơi này làm quê hương thứ hai.

Không thiếu thứ gì của Việt Nam

Bước xuống phi trường Los Angeles lúc 9 giờ sáng chủ nhật, thay vì về thẳng nhà, người cháu rể đón tôi và đưa thẳng qua khu Phúc Lộc Thọ, trên phố Bolsa uống cà phê sáng. Phố nằm trên khu vực Sài Gòn Nhỏ (Litlle Sai Gon), thuộc Quận Cam (Orange County).

Như mọi con đường khác ở Mỹ, nhưng Bolsa khác chăng là hàng quán lớn nhỏ đều viết tiếng Việt và bày bán các món ăn đặc sản quê nhà. Không gian không khác Sài Gòn là mấy. Vì là cuối tuần nên quán xá đông nghịt. Thực khách hầu hết là người Việt thành từng nhóm, theo địa phương hay nghề nghiệp. Đông nhất vẫn là thế hệ những người đầu tiên sang Mỹ từ sau năm 1975…

Cả một vùng rộng lớn của Quận Cam, trung tâm là đại siêu thị Phước Lộc Thọ, chỉ có người Việt kinh doanh và làm chủ; người mua cũng chỉ loanh quanh trong cộng đồng Việt Nam. Người cháu rể bảo, không thiếu thứ gì của Việt Nam, được đưa từ bên nước sang. Lớn như bộ sa lông, chiếc tủ thờ điêu khắc gỗ cầu kỳ; nhỏ như ổ bánh mì Chợ Cũ (Sài Gòn)… đến hũ mắm cái bà Cẩn ở chợ Hàn – Đà Nẵng, đều được bán trong những cửa hàng hay siêu thị.

Đáp ứng cho mọi thói quen, nhu cầu đến mức nhiều người sang Mỹ khoảng mươi năm gần đây vẫn sống khỏe, mà không cần phải biết chữ tiếng Anh nào.

Chiều theo thực tế này, Chính phủ Mỹ bố trí nhân viên gốc Việt ngay từ cửa nhập cư sân bay, thậm chí đến thi quốc tịch, bằng lái xe, tài liệu cũng tiếng Việt, nên càng thuận lợi cho những người thế hệ lớn tuổi… lười học tiếng Anh.

Dành cả thanh xuân nuôi dạy con cái trưởng thành

Nghề nghiệp phổ biến trong cộng đồng người Việt và độc quyền ở Mỹ là nghề chăm sóc móng tay, móng chân (nail). Đây là nghề dễ kiếm tiền nhiều và nhanh, mà không cần giỏi tiếng bản địa, bằng cấp… nên thu hút khá đông người Mỹ, gốc Việt tuổi từ 40-55. Không hiếm bác sĩ, kỹ sư hồi ở Việt Nam, sang đây chọn nghề này.

Thứ nhất, hệ thống giáo dục Mỹ từ chối công nhận bằng cấp giáo dục Việt Nam nên họ phải mất 5-7 năm để đi học lại, trong khi nhu cầu nuôi thân, nuôi gia đình bức thiết hơn nhiều; thứ hai, so với thu nhập của một thạc sĩ, khoảng hơn 100.000 đô la/ năm, thì nghề nail ăn đứt, dù rằng vất vả với 10 tiếng một ngày, ngâm tay trong nước và hóa chất.

Cô bạn Ly Tran sống ở Chicago, ngày ở Việt Nam làm báo, nay sang Mỹ mở một cửa hàng nail. Cô bảo, cuộc sống kinh tế không có gì đáng kể, tuy vậy thành công lớn nhất đời cô là nuôi 3 con đều thành đạt, trong đó có một cháu quân đội Mỹ nhận ngay vào học viện quân sự từ tuổi 15. Đây là trường hợp hiếm, vì cháu học luôn đứng đầu trường trung học; ngoài ra, một cháu vừa học 9 năm, ra trường làm bác sĩ…

Trường hợp như cô Ly Tran không hiếm ở Mỹ. Thế hệ ông bà, cha mẹ đầu tiên đến Mỹ, ít điều kiện học hành, nên thường chọn những nghề nghiệp phổ thông, nhưng con cháu lại rất thành công.

Với bản tính chịu khó, thông minh, họ là những kỹ sư, bác sĩ, chuyên gia nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế – xã hội. Trong số đó, nhiều người làm rạng danh cho cộng đồng người Việt, bằng những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của xã hội như GS Vật lý, thiên văn học Lưu Lệ Hằng (bang Massachussetts), KS ngành Vật liệu bán dẫn Lê Duy Loan, là người phụ nữ đầu tiên và cũng là người Châu Á duy nhất được vinh danh “Senior Fellow”, với 24 bằng sáng chế, góp phần đặc biệt trong sự phát triển của máy tính hiện đại

Trong lĩnh vực dịch vụ, người Mỹ còn biết đến năm thương hiệu nổi tiếng của doanh nhân gốc Việt như chuỗi bánh mì Lee’s Sandwich của gia đình ông Lê Văn Chiêu, tương ớt Sriracha của ông David Trần, hay Phở Ông Hùng…

Nhìn sự thành đạt được ghi danh trên khắp các trang báo tiếng Anh, mới thấy sự hòa nhập trên quê hương thứ hai của người Việt thật đáng trân trọng. Nhưng hơn hết trong đó còn ẩn chứa sự tận tụy, hy sinh vô bờ bến của các bậc cha mẹ. Sang Mỹ, phần lớn họ dành cả tuổi thanh xuân để nuôi dạy con cái trưởng thành; lo cho học hành, thành đạt; và không một mảy may đòi hỏi sự đáp trả.

Chị Nga Tran – chủ quán một quán trà ở Nam Carolina kể: Thông thường sau tuổi 18, phần lớn thanh niên Mỹ đều thích mua hay thuê nhà sống riêng. Việc phụng dưỡng cha mẹ hầu như rất hiếm. Việc này đã có phúc lợi xã hội lo thay cho họ.

Ngoài số tiền trợ cấp hằng tháng do Chính phủ Mỹ chi trả, người già thường chọn các nhà dưỡng lão để sống những năm cuối đời. Thỉnh thoảng con cái tạt qua thăm vài ba phút rồi đi, vì họ cũng suốt ngày cắm mặt vào công việc và lo đời sống riêng. Ai đó may mắn lắm mới được con cái rước về nuôi dưỡng. Và Chính phủ sẽ trả cho người con một khoản tiền hằng tháng để chăm sóc cha mẹ mình. Đó cũng là nỗi buồn trong tuổi xế chiều ở Mỹ.

Văn hóa “Everything to go…”

Tôi có nhiều bạn bè sống khắp nơi trên nước Mỹ. Ý thức đầu tiên sau các cuộc gọi kết nối, chuẩn bị cho chuyến đi là phải xây dựng một kế hoạch chặt chẽ đến từng buổi, từng chuyến bay. Sẽ không ai có nhiều thì giờ chờ đợi, hay ngẫu hứng để bất chợt đưa anh đi chơi đâu đó, la cà hàng quán nhậu nhẹt rề rà như ở Việt Nam…

Mỗi ngày ở Mỹ, công nhân bình quân làm việc mười tiếng; mỗi tuần không quá 40 giờ. Do quy định chung trên toàn nước Mỹ, khu nhà ở phải tách biệt và xa khu kinh doanh, sản xuất… nên thường ai đến sở làm cũng đều mất từ 1 giờ đến 3 giờ đồng hồ trên đường cao tốc. Chưa kể thời gian đưa đón con cái, thì thời gian để sống cho mình mỗi ngày không nhiều, đặc biệt với những người làm dịch vụ thì thời giờ càng hiếm hoi.

Vì lẽ này, chiếc xe hơi được coi như ngôi nhà thứ hai và trên đó luôn cõng theo đủ thứ vật dụng cá nhân, thức ăn, nước uống… Từ những lý do trên, ở Mỹ hình thành một thứ tập quán không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nó tóm gọn trong ba từ “Everything… to go”. Ăn uống, giải trí… hầu hết đều trên đường và trong xe.

Vì vậy, hầu như các quán bán hàng ăn, uống đều đặt một trạm đăng ký (order), trả tiền mua vật phẩm từ ngoài cổng. Người mua lái phương tiện ngang qua ô cửa nhỏ, nhận thức ăn, nước uống rồi đi thẳng luôn, không mất thời gian dừng xe. Chính vì vậy, để đưa bạn đi chơi, họ phải đặt lịch nghỉ trước với công ty nhiều ngày.

Hai người bạn tôi ở North Carolina và Kentucky đột xuất nghe tôi sang, chạy về Atlanta thăm nhau phải đi từ lúc hai giờ sáng. Sau bữa cơm chiều, lại lật đật lên xe vượt hơn 600 cây số, trở về đi làm. Đó là chuyện rất thường ở Mỹ và không ai lấy điều đó làm lạ.

Phần lớn thời gian nghỉ trong tuần, giải trí, họ đưa gia đình đi mua sắm thức ăn cho tuần sau, hoặc gặp gỡ đồng hương, bạn bè.

Riêng nghỉ phép hằng năm, người Việt dành để về Việt Nam thăm gia đình, họ hàng. Lúc này đây mới được coi là nghỉ ngơi…

Làm cật lực, được đãi ngộ xứng đáng – điều nước Mỹ đang cố mang đến cho người dân nước mình. Tuy vậy, nói như Huy Vo, người bạn nối khố với tôi thời ở Việt Nam: “Nước Mỹ không phải là thiên đường, nhưng cơ hội thì ngang bằng cho mọi người và rất sẵn. Ở đây không có chỗ cho sự lười biếng”. Đó là điều dễ nhận thấy của bất kỳ ai một lần đến nước Mỹ.

Nguồn: Laodong.vn

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.