RSS

Trẻ em sinh ra tại Úc chưa chắc sẽ được công nhận là công dân của nước này

08:00 09/09/2019

Trong một số trường hợp, chính phủ Úc có quyền yêu cầu cha mẹ cung cấp thêm bằng chứng để chứng minh quyền công dân của đứa trẻ.

Thế nhưng ở Úc, quyền công dân mặc nhiên sau khi sinh đã chấm dứt vào ngày 19/8/1986, theo Điều 12 của Luật Quốc tịch Úc 2007.

Trẻ em được sinh ra ở Úc kể từ ngày 20/8/1986 chỉ được xem là công dân Úc nếu tại thời điểm chào đời, cha hoặc mẹ của đứa trẻ là công dân hoặc thường trú nhân Úc.

Nếu thỏa điều kiện đó, đứa trẻ sẽ được cấp hộ chiếu Úc.

Đối với hầu hết các trường hợp, khi một đứa trẻ được cấp hộ chiếu Úc lúc chào đời, dựa trên việc cung cấp các giấy tờ chứng minh nhân thân như giấy khai sinh, thì đứa trẻ đó sẽ mang quốc tịch Úc trọn đời.

Nhưng trong một số trường hợp, chính phủ Úc có quyền yêu cầu cha mẹ cung cấp thêm bằng chứng để chứng minh quyền công dân của đứa trẻ, chẳng hạn như xét nghiệm DNA.

Bà Jan Gothard, một đại diện di trú có đăng ký, làm việc cho hãng luật Estrin Saul Lawyers ở Perth với vai trò là chuyên gia về sức khỏe và khuyết tật. Bà cũng là Phó Giáo sư thỉnh giảng chuyên ngành Luật đại Đại học Murdoch.

Chia sẻ trên tờ The Conversation, bà Gothard kể rằng một khách hàng gần đây của bà là một bà mẹ ngoại quốc có con là công dân Úc, được sinh ra tại Úc, giữ hộ chiếu Úc, nhưng chính phủ Úc lại yêu cầu bà phải cung cấp thêm bằng chứng về quốc tịch của con trai mình – ngay cả khi cha của đứa trẻ là công dân Úc.

Chính phủ cho rằng giấy khai sinh và hộ chiếu của đứa trẻ là chưa đủ, và yêu cầu xét nghiệm DNA để chứng minh người đàn ông giữ quốc tịch Úc là cha ruột của đứa trẻ.

Điều đáng tiếc là mối quan hệ giữa cha và mẹ đã đổ vỡ, và người cha từ chối làm xét nghiệm DNA.

Cuối cùng, chính phủ Úc quyết định hủy hộ chiếu và tước quốc tịch của đứa trẻ.Không có điều khoản nào trong Luật Quốc tịch Úc 2007 quy định về việc tước quốc tịch của một đứa trẻ dưới 16 tuổi vốn đã là công dân Úc từ khi chào đời. Tuy nhiên, chuyện này vẫn xảy ra.

Hãng luật nơi bà Gothard làm việc gần đây đã nhận thấy sự gia tăng các trường hợp, trong đó trẻ em bị tước quốc tịch khi người mẹ giữ visa tạm trú.

Đối với chính phủ Úc, đôi khi những giấy tờ chứng minh nhân thân phổ biến như giấy khai sinh hoặc hộ chiếu là chưa đủ để xác minh quốc tịch của một đứa trẻ.Và khi mối quan hệ giữa cha và mẹ rạn nứt, rất khó để chứng minh mối liên hệ huyết thống giữa cha và con.

Bà Gothard nói rằng “Nếu giấy tờ chứng minh nhân thân không còn đủ cơ sở để làm bằng chứng cho mối quan hệ cha con, có lẽ tất cả chúng ta phải xem xét đến việc làm xét nghiệm DNA trong tương lai”.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.