RSS

Trường dạy tiếng ở Nhật lách luật tuyển lao động Việt

15:31 27/12/2017

Nhiều trường dạy tiếng cho du học sinh ở Nhật đang giúp các công ty nước này hợp thức hóa việc nhập khẩu lao động giá rẻ từ Việt Nam.

Nhiều trường dạy tiếng cho du học sinh ở Nhật đang giúp các công ty nước này hợp thức hóa việc nhập khẩu lao động giá rẻ từ Việt Nam.

Bên trong một lớp học tiếng Nhật tại một trung tâm dạy tiếng cho sinh viên nước ngoài. Ảnh: NHK.

Có hơn 200 trung tâm dạy tiếng cho du học sinh tại Nhật Bản mở cửa trong 5 năm qua tuy nhiên chỉ khoảng 1/4 trong số này có nhân sự điều hành là những người làm trong lĩnh vực giáo dục, theo một khảo sát do kênh truyền hình NHK thực hiện gần đây.

NHK phát hiện ban điều hành tại 135 trung tâm dạy tiếng tham gia khảo sát có mối liên hệ với các công ty trong lĩnh vực bất động sản, dịch vụ cung cấp lao động ngắn hạn hoặc ngành điều dưỡng chăm sóc sức khỏe.

Nằm trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, chính phủ Nhật đặt mục tiêu tăng số lượng sinh viên nước ngoài lên 300.000 vào năm 2020. Chính sách này bao gồm đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh và cho phép du học sinh làm các công việc bán thời gian tới 28 giờ một tuần.

Tuy nhiên, nhiều trường dạy tiếng ở Nhật đang lợi dụng chính sách này để tuyển lao động cho các công ty. Hay nói cách khác, họ đang giúp hợp thức hóa việc nhập khẩu lao động giá rẻ vào Nhật trong bối cảnh lực lượng lao động tại đất nước mặt trời mọc ngày càng già hóa. Hiện có 643 trường dạy tiếng cho du học sinh trên khắp đất nước Nhật Bản.

Nguồn cung lao động giá rẻ

Tháng 11 năm ngoái, cảnh sát Nhật Bản bắt giữ một cán bộ quản lý cấp cao của một trường dạy tiếng ở tỉnh Tochigi, nằm ở phía bắc thủ đô Tokyo và cáo buộc ông này đã bắt sinh viên Việt Nam làm việc thêm giờ bất hợp pháp.

Trong quá trình khởi tố, cơ quan điều tra phát hiện ra các sinh viên Việt Nam làm các công việc bán thời gian do một công ty chuyên cung cấp dịch vụ lao động tạm thời giới thiệu. Không những làm quá 28 tiếng mỗi tuần, các sinh viên này còn phải trả một khoản tiền hoa hồng tương đương 40% tiền công cho công ty môi giới kia. Và giám đốc của công ty này không ai khác chính là cán bộ quản lý của trường dạy tiếng.

Để "qua mặt" cơ quan chức năng, bị cáo đã làm giả giấy tờ và khai man số lượng thời gian làm thêm của các du học sinh ít hơn nhiều so với thực tế. Đầu năm nay, cảnh sát Nhật cũng phanh phui một vụ việc tương tự ở tỉnh Fukuoka.

Bộ Tư pháp Nhật cho phép mọi cá nhân, tổ chức mở trường dạy tiếng miễn là đáp ứng được yêu cầu về số lượng giáo viên và số lượng tiết học. Các học viên tại các trường này chỉ cần nộp đủ giấy tờ chứng minh năng lực tiếng Nhật và khả năng chi trả học phí là có thể xin được thị thực vào Nhật. Và với loại thị thực này, học viên được phép làm thêm 28 tiếng mỗi tuần.

Dù cơ quan tư pháp quy định các trường dạy tiếng tuyệt đối không được phép giới thiệu học viên đi làm hoặc nhận tiền hoa hồng của các công ty, các trung tâm vẫn "lách luật".

Du học sinh Việt Nam - nguồn cung dồi dào

Một lao động người Việt Nam (phải) chuẩn bị món ăn trong bếp của nhà hàng Amataro ở Nagoya, Nhật Bản. Ảnh: Chunichi Shimbun.

Trong vòng 5 năm qua, số lượng sinh viên Việt Nam làm việc ở Nhật đã tăng 28 lần lên khoảng 74.500 người. Và Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia có đông du học sinh lao động tại Nhật nhất.

Một nam nhân viên người Việt Nam làm việc tại một trường dạy tiếng cho kênh NHK biết nhiều sinh viên Việt Nam phải trả gần 9.000 USD, bao gồm học phí và chi phí nhập học, cho các trung tâm tư vấn ở quê nhà. Để có được số tiền đó, nhiều gia đình đã phải vay nợ và khi đến Nhật, các em buộc phải làm nhiều việc một lúc nhằm kiếm đủ tiền trả nợ. Một số du học sinh Việt Nam thường xuyên ngủ gật trong lớp vì đi làm thêm cả ca đêm.

Theo nhân viên này, ở Việt Nam, người ta tin rằng cách dễ nhất để xin được thị thực vào Nhật là đăng ký học tại một trường tiếng. Lối suy nghĩ này không phải là không có lý khi các trường dạy tiếng ở Nhật sẵn sàng nhận càng nhiều học viên càng tốt. Số lượng học viên càng đông, lợi nhuận thu được từ học phí càng cao.

Một trường dạy tiếng mới mở tiết lộ với phóng viên NHK rằng hơn 1/3 số học viên của trường là người Việt Nam và trường này do một công ty xe bus kiêm cung cấp dịch vụ điều dưỡng thành lập. Hiệu trưởng nhà trường thẳng thắn thừa nhận mục đích của công ty khi mở trường là nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động trẻ tại địa phương và hy vọng trong tương lai các học viên trong trường sẽ gia nhập thị trường lao động ở đây.

Cán bộ của một trường dạy tiếng khác cũng bày tỏ hy vọng du học sinh nước ngoài nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng sẽ giúp bù đắp sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung lao động ở Nhật. Công ty mở trường này chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tin rằng sinh viên có thể học tiếng Nhật, sau đó lấy chứng chỉ điều dưỡng và "đầu quân" cho công ty.

Một trường dạy tiếng khác thuộc sở hữu của một công ty xây dựng cho biết gần 2/3 học viên là người Việt Nam. Công ty này dự định tiếp tục mở thêm cơ sở mới sau khi nhận thấy nguồn thu từ việc kinh doanh này đem lại lợi nhuận đáng kể.

Giáo sư thỉnh giảng tại trường đại học Kobe Yoshihisa Saito nhận xét hiện tượng này xuất phát từ thực tế Nhật Bản đang thiếu nhân lực trầm trọng và đương nhiên các công ty sẽ nghĩ cách để tuyển lao động trẻ nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt. Ngoài ra, các sinh viên nước ngoài chấp nhận làm các công việc mà người Nhật Bản không muốn làm nên các doanh nghiệp càng muốn tận dụng nguồn cung lao động dồi dào này.

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.