Úc: Bất chấp giới hạn mua 2 hộp một lần, sữa bột trẻ em vẫn bị khách hàng vơ vét bán sang Trung Quốc
Một bà mẹ ở Brisbane đã tỏ ra giận dữ khi chứng kiến cảnh khách hàng của Woolworths chất đầy sữa bột trẻ em lên một chiếc xe đẩy, dù siêu thị này đã áp dụng mức giới hạn mới là 2 hộp.
Vào hôm Chủ nhật, cô Clara Warry-Bush cho biết đã nhìn thấy “ít nhất 6 người” vơ vét sữa bột trẻ em tại cửa hàng ở Sunnybank Hills với “một lượng lớn tiền mặt được trao tay.” “Đó là còn chưa kể đến 2 chiếc xe hơi đang được chất sữa lên mà chúng tôi nhìn thấy đã trong bãi đậu xe trên đường vào”, cô viết.
“Tôi tới bàn phục vụ để hỏi và được cho biết rằng họ không thể ngăn cản những khách hàng đó được, vì mặc dù có giới hạn 2 hộp mỗi lần giao dịch nhưng họ có thể ra vào siêu thị bao nhiêu lần tùy thích.” “Thật là đáng ghê tởm. Nhân viên của các bạn có quyền từ chối dịch vụ.
Họ ngồi bên ngoài bàn phục vụ trong tầm nhìn hoàn toàn rõ ràng. Chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng tôi rất khó mua được sữa bột, khi các bạn đã chẳng làm gì để ngăn chặn sự lạm dụng hệ thống này.” Để đáp lại, đại diện dịch vụ khách hàng của Woolworths đã chỉ cam kết sẽ tăng nguồn cung cho các sản phẩm này.
Video và hình ảnh các khách hàng vơ vét sạch những kệ chứa sữa bột trẻ em trong siêu thị đã tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội trong suốt 2 năm qua.
Có khoảng 80,000 người mua sắm cá nhân Trung Quốc được gọi là “daigou” ở Úc, trong đó có một số người có thể kiếm được đến 100,000 đô mỗi năm từ việc mua vitamin, sữa bột trẻ em và các sản phẩm khác, rồi bán lại chúng trên các nền tảng truyền thông xã hội như WeChat và Weibo, và thông qua trang web Alibaba.
Giới hạn mua hàng do siêu thị và các nhà thuốc áp dụng để xoa dịu các bà mẹ giận dữ vẫn có thể dễ dàng bị phá vỡ. Và thậm chí như vậy, các daigou cũng không hề vi phạm luật pháp.
Nhu cầu của Trung Quốc đối với các sản phẩm của Úc không hề có dấu hiệu giảm, bất chấp dự đoán rằng việc các thương hiệu bao gồm A2 và Bellamy’s bán trực tiếp vào Trung Quốc sẽ giết chết ngành công nghiệp này.
Điều này cũng đã dẫn đến sự ra mắt của một nhà bán lẻ “daigou” chuyên dụng. Ông Ben Sun, giám đốc tư vấn tiếp thị của Think China, cho biết giá một hộp sữa bột trẻ em hiện tại ở Trung Quốc là từ 40 đến 50 đô, so với chỉ là 20 đến 23 đô ở Úc.”
Ông Sun nói rằng daigou sẽ vẫn “luôn ở đó”, và việc hạn chế số lượng mua xuống 2 hộp là điều tốt nhất chúng có thể làm. Ông nói thêm rằng nhu cầu gia tăng là một điều tích cực vì nó tạo ra thêm nhiều việc làm và cơ hội kinh doanh, “miễn là chúng ta có thể quản lý nguồn hàng để đảm bảo các bà mẹ Úc được chăm sóc tốt”. Trên Facebook, những bình luận đã chia làm nhiều luồng ý kiến.
“Một điều gì đó nghiêm túc cần phải được thực hiện liên quan đến chuyện này!” một người tên Toni Saul đã viết. Nhưng một phụ nữ tên Julie Thomson thì cho biết rằng nhân viên siêu thị không có quyền từ chối dịch vụ vì “về cơ bản thì khách hàng không làm gì sai”.
Một người tên Gregory Reid thì cho biết những bức ảnh này không nên được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội. “Chắc chắn, đó là một tình huống khủng khiếp và tôi hoàn toàn đồng ý nó không nên xảy ra, nhưng bạn cũng là người làm sai,” anh này viết. “Nếu ai đó cố chụp ảnh tôi trong khi tôi đang mua sắm, tôi sẽ đập vỡ máy ảnh của họ.”
Theo Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.