RSS

Úc: Những kẻ bắt nạt dùng ứng dụng Sarahah gửi tin nhắn nặc danh "xúi" trẻ em tự tử

12:00 14/01/2018

Sau khi phát hiện những tin nhắn xúi giục con gái tự tử, một bà mẹ Úc đang kêu gọi cấm các ứng dụng đăng tin bài nặc danh mà những kẻ bắt nạt đã sử dụng.

Một bà mẹ đến từ Queensland đang sống trong nỗi sợ hãi sau khi xem điện thoại của cô con gái 13 tuổi và nhìn thấy những tin nhắn nặc danh kinh tởm.

Bà mẹ này cho biết những tin nhắn lạm dụng, trong đó nội dung "Tôi hy vọng con bé sẽ tự sát. Thật sự sẽ chẳng ai quan tâm đâu", đã được gửi qua một app có tên Sarahah.

Mẹ của Rockhampton, chị Katrina, viết trên mạng xã hội: "Không một ai, đặc biệt là bọn trẻ của chúng ta nên đọc những thông điệp kiểu như thế này về bản thân. Những tin nhắn được gửi qua một app có tên Sarahah, được download miễn phí từ App Store và Google Play".

"Sarahah là một app mà mọi người có thể tạo ra những tài khoản vô danh và gửi tin nhắn nặc danh tới những người khác".

Bà mẹ nói rằng con gái mình thậm chí còn không có app này, nhưng những kẻ bắt nạt đã gửi tin nhắn về cô bé cho những người bạn khác của em. Chị Katrina đã bắt đầu tạo một kiến nghị online, kêu gọi cấm Sarahah và các app tương tự.

Formspring, một trong những trang hỏi đáp xã hội ban đầu, đã bị đóng cả vào năm 2013 sau tranh cãi trang này bị những kẻ bắt nạt trẻ vị thành niên sử dụng.

"Cả App Store và Google Play đều có những chính sách chống lại các app tạo điều kiện cho bắt nạt, quấy rối hoặc tự tổn hại. Vậy tại sao mà Sarahah vẫn còn trên những nền tảng này?"

"Không bậc phục huynh nào nhẫn nhịn được việc con cái bị lạm dụng này và tôi không thể tưởng tượng được khi cô con gái đáng yêu, xinh xắn của mình tự tử. Đó là lý do tại sao chúng ta cần bảo vệ con cái của mình".

Bà mẹ cho biết mình tạo ra kiến nghị trên sau khi đọc được về vụ tự tử của Amy “Dolly” Everett - câu chuyện đã thu hút sự  chú ý của cả thế giới trong tuần này.

Cô bé 14 tuổi đến từ Northern Territory, gương mặt đại diện của hãng mũ Akubra, đã qua đời hồi tuần trước sau khi bị bắt nạt trên mạng liên tục, gia đình cho biết.

Chị Katrina đã hoàn thành kiến nghị của mình với hashtag "#doitfordolly” và “#speakevenifyourvoiceshakes" - lấy cảm hứng từ một bức tranh do Dolly vẽ trước khi qua đời.

Cha của cô bé, anh Tick Everett đã đăng lên Facebook hồi đầu tuần này, kêu gọi những kẻ gây ra cái chết cho Dolly hãy đến dự tang lễ của em. "Hãy đến và xem các người đã gây ra đau thương như thế nào".

"Tôi biết, trong một số trường hợp, tự tử bị xem là hèn nhát. Nhưng tôi đảm bảo những kẻ đó không có được một nửa sức mạnh mà thiên thần nhỏ quý giá của tôi đã có. Doll có sức mạnh để làm những gì mà con bé nghĩ cần làm nhằm thoát khỏi cái ác trong thế giới này".

"Nhưng thật không may, Dolly không bao giờ biết được nỗi đau và mất mát lớn lao để lại phía sau".

"Nếu chúng ta  có thể cứu vớt được những cuộc đời khác không bị đau đớn, mất mát thì cuộc đời Doll sẽ không uổng phí".

Ngay cả Thủ tướng Malcolm Turnbull cũng đăng một bài tưởng nhớ Dolly trên mạng xã hội.

"Là một người cha, người ông, trái tim tôi đau đớn cho Dolly và gia đình cô bé. Từ sự đau đớn và mất mát này, chúng ta phải nhắc lại cam kết nói không với bắt nạt... Phải thực hiện mỗi bước để giảm thiểu tỷ lệ bắt nạt, dù là trên mạng hay ở ngoài đời và loại bỏ nó ở bất cứ nơi nào chúng ta có thể", ông Turnbull bình luận trên trang Facebook của Akubra.

Nếu bạn hoặc bất cứ ai cần hỗ trợ hãy gọi đến đường dây nóng của Lifeline 13 11 14 hoặc Kids Helpline 1800 55 1800, website Lifeline.org.au.

Bé gái 14 tuổi tự tử vì bị bắt nạt trên mạng, cư dân Northern Territory sục sôi chiến dịch tẩy chay bạo lực

Bé gái Amy Jayne Everett (tên thường gọi thân mật là Dolly), 14 tuổi, đến từ Northern Territory đã tự tử vào ngày 3/1 sau khi bị bắt nạt trên mạng.

Cha cô bé, anh Tick Everett đã có một bài viết xúc động dành cho "thiên thần nhỏ quý giá" của mình.

Anh Everett nói rằng con gái mình đã bị bắt nạt một cách thậm tệ, khiến cô bé cảm thấy cần "thoát khỏi cái ác trong thế giới này".

"Tôi biết tự tử bị coi là hèn nhát nhưng tôi đảm bảo những kẻ đó không có nổi một nửa sức mạnh mà thiên thần nhỏ quý giá của tôi đã có", anh Everett viết trên Facebook trong thông điệp có cả vợ anh, chị Kate và cô con gái lớn Meg cùng ký tên.

"Đáng tiếc là Dolly sẽ không bao giờ biết được nỗi đau và những mất mát lớn lao phía sau", anh viết.

Dolly Everett đã tự tử sau khi bị bắt nạt. Ảnh: Facebook

Anh Everett đã kêu gọi mọi người chấm dứt bắt nạt và chia sẻ bức ảnh con gái mình để nâng cao nhận thức về vấn đề này, sử dụng hashtag #StopBullyingNow.

Chiến dịch trên mạng xã hội này được phát động ngay sau cái chết của Dolly. Ảnh: Facebook

Anh cũng trực tiếp kêu gọi những kẻ đã bắt nạt con gái mình: "Nếu có cơ hội, những người nghĩ rằng đây chỉ là một trò đùa và cho rằng hiếp đáp, quấy rối người khác liên tục khiến họ cảm thấy tốt hơn khi nhìn thấy bài đăng này, xin hãy đến chỗ chúng tôi và xem xem các người đã gây ra đau khổ cỡ nào cho chúng tôi", anh viết.

"Tục ngữ có câu những kẻ lấy thịt đè người thì luôn thua cuộc, vậy nên hãy đừng trò bắt nạt dù ở bất cứ đâu, đặc biệt là đối với những đứa trẻ. Các người sẽ không bao giờ biết được chuyện gì cho tới khi nó xảy ra".

Dolly Everett (phải) cùng gia đình, chị gái Meg (trái), mẹ Kate và bố Tick. Ảnh: Facebook

Anh Everett đã cảm ơn những người đã quan tâm tới gia đình kể từ sau cái chết của Dolly.

Bài đăng của anh đã được thích và chia sẻ hàng trăm lần, nhận được hàng trăm bình luận từ những người ủng hộ.

"Gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình anh chị. Chẳng lời nào xoa dịu được nỗi đau của anh chị. Một cô bé xinh xắn đã ra đi quá sớm", một người viết.

Một người khác viết: "Cầu chúc cho anh và gia đình, luôn bên cả gia đình trong thời khắc đau buồn này".

"Tôi muốn gửi lời cảm ơn tất cả mọi người vì những lời cầu chúc và sự ủng hộ trong những ngày qua", anh Everett viết.

"Tuần này là một minh chứng cho thấy nên sử dụng mạng xã hội như thế nào, cũng là ví dụ cho thấy không nên dùng nó ra sao".

"Nếu chúng ta có thể giúp đỡ những cuộc đời quý giá khác  không biến mất, không bị tổn thương thì cuộc đời của Doll sẽ không uổng phí".

Dolly từng là gương mặt đại diện của thương hiệu mũ Akubra của Úc. Thương hiệu này cũng đã tưởng nhớ tới Dolly thông qua các tài khoản mạng xã hội của mình, ủng hộ chiến dịch #StopBullyingNow.

"Đây không phải là một bài viết dễ dàng. Chúng tôi đã rất sốc và đau đớn khi nghe tin Dolly ra đi - cô gái trẻ mà nhiều người trong số các bạn sẽ nhận ra trong quảng cáo đợt Giáng sinh vừa qua của chúng tôi", thương hiệu mũ Akubra cho biết.

Tang lễ của Dolly sẽ được tổ chức vào ngày thứ Sáu tại trường tiểu học Casurina St ở Katherine East, North Territory.

Theo Bảo Linh/Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.