RSS

Úc tuột hạng trên bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu

11:00 04/04/2018

Úc một lần nữa tuột dốc trên bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu, cho thấy các biện pháp của Chính phủ Liên bang đã thất bại trong việc ngăn chặn nạn hối lộ.

Theo kết quả cuộc nghiên cứu về tình trạng hối lộ của 180 quốc gia do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, Úc xếp thứ 13 là những quốc gia ít tham nhũng nhất, trong khi New Zealand đứng đầu bảng những quốc gia minh bạch nhất.

Nhưng không chỉ có thế, kết quả này còn cho thấy điểm đánh giá tham nhũng của Úc đã tuột 8 hạng trong 6 năm qua, một xu hướng được mô tả là “tuột dốc thấy rõ”.

Năm 2012, Úc được 85/100 điểm, và năm 2017 là 77/100.

Điểm càng thấp, nghĩa là khả năng nhận thấy tình trạng tham nhũng càng cao.

Bà Lilywhite, giám đốc điều hành Tổ chức Minh bạch Quốc tế của Úc giải thích nguyên do

“Việc sử dụng sai mục đích những khoản phụ cấp đi lại, quy định lỏng lẻo đối với các khoản tài trợ chính trị từ ngoại quốc, hay mâu thuẫn quyền lợi trong việc phê chuẩn các dự án, văn hóa quan hệ, vận động hành lang đối với những dự án lớn như khai khoáng, và lạm dụng quyền lực của các chính trị gia hàng đầu, tất yếu sẽ dẫn đến những hệ quả như vậy.”

Kêu gọi thành lập một cơ quan giám sát tham nhũng cấp độ quốc gia

Quan ngại về thứ hạng của Úc trên bảng xếp hạng tham nhũng càng thêm có lý do cho việc ra đời một cơ quan giám sát tham nhũng liên bang, tương tự ICAC của NSW.

Chủ tịch Tổ chức Minh bạch quốc tế tại Úc Anthony Whealy nói

“Vị trí xếp hạng của Úc cho thấy sự thất bại trong việc giải quyết với các vấn đề nghiêm trọng trong mảng kinh tế công.

“Điều này còn bao gồm cả việc rửa tiền, tố cáo tham nhũng, tài trợ chính trị và tính hiệu quả trong hệ thống.

“Chính phủ chỉ đơn giản là không chịu đối diện với nhu cầu cần có một cơ quan giám sát tham nhũng độc lập ở cấp độ quốc gia.”

Hơn 6 tỷ người phải sống trong các quốc gia tham nhũng

New Zealand, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Sỹ là những quốc gia ít tham nhũng nhất. Những quốc gia cuối bảng là Somalia, Nam Sudan, Syria, Afghanistan và Yemen.

Với hơn 2/3 quốc gia bị nằm trong danh sách tham nhũng, cuộc nghiên cứu kết luận có hơn 6 tỷ người trong trong những nước có tham nhũng.

Nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa tham nhũng với tự do ngôn luận, điều được cho là “cốt lõi đối với việc chống tham nhũng”

Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho hay, hầu hết các quốc gia đã không bảo vệ được truyền thông, cơ quan đóng vai trò quan trọng để chống tham nhũng.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.