RSS

Vi khuẩn chết chóc, ăn chi và nội tạng của hàng trăm người Nhật Bản

22:28 27/12/2017

Trong năm 2017, hơn 500 người tại Nhật Bản nhiễm phải căn bệnh chết người, căn bệnh này khiến các chi và nội tạng bị phá hủy và có trường hợp nạn chân thiệt mạng chỉ sau vài giờ.

RT và Sputniks dẫn thông tin từ Asahi Shimbun của Nhật Bản cho biết, có khoảng 525 bệnh nhân tại Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi hội chứng sốc độc khuẩn cầu chuỗi (STSS), con số cao nhất kể từ năm 1999, theo dữ liệu từ Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia của Nhật Bản.

Trong số này có 66 người ở Tokyo, 40 người ở Kanagawa, 32 người ở Aichi, 31 người ở Kukuoka và 28 người ở Hyogo. Hầu hết các bệnh nhân đều ở độ tuổi trên 30.

Hội chứng sốc độc khuẩn cầu chuỗi hay được gọi ngắn gọn là hội chứng sốc độc (TSS) hoặc còn được gọi với cái tên bệnh ăn thịt trong thời gian gần đây được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng sau khi cựu người mẫu và vận động viên Lauren Wasser chia sẻ câu chuyện về thời gian cô bị nhiễm căn bệnh chết người nói trên. Các bác sĩ phải cắt bỏ chân phải của Lauren Wasser.

Căn bệnh nguy hiểm kể trên lan truyền qua vết thương nhiễm trùng, bệnh nhân bị nhiễm thường có triệu chứng sốt, chân tay bị sưng và đau. Khi lan tryền qua đường máu, vi khuẩn bắt đầu tấn công các cơ quan nội tạng và các khối cơ trong cơ thể, khiến bệnh nhân mê sảng và dẫn đến cái chết.

Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ cho biết tỷ lệ sống sót ít hơn 50%. Các cơ quan y tế cho biết có thể điều trị căn bệnh này bằng việc sử dụng kháng sinh và trong trường hợp bất khả khảng phải cắt bỏ vùng bị nhiễm trùng.

“Các dấu hiệu của vùng nhiễm bệnh STSS có thể xuất hiện ở chân. Người cao tuổi nên cẩn thận khi thấy bàn chân bị sưng và phải đi khám ngay sau khi phát hiện ra dấu hiệu sưng tấy”, Ken Kikuchi tại Đại học Y học Phụ nữ Tokyo cho biết.

Mời các bạn xem thêm tin Nam Úc: Xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"

Ông Bill Andrews, một người đàn ông tới từ Murray Bridge, chưa từng nghe nói về vi khuẩn Shewanella cho đến khi trở thành nạn nhân khi chúng đã xâm nhập vào chân trái của ông, gây ra một chứng nhiễm khuẩn vô cùng kinh khủng.

"Tôi cảm thấy như có ai đó đang dùng cưa cắt đứt chân của tôi," ông nói.

"Tôi tỉnh dậy và thấy đau nhói ở chân, tôi bật đèn lên để nhìn thì thấy nó cỡ khoảng một quả bóng, mắt cá chân trái của tôi."

"Tôi phải đi vệ sinh, tôi chỉ đi được hai phần ba quãng đường từ nhà vệ sinh vào phòng ngủ thì sụp xuống sàn nhà."

Trường hợp nhiễm trùng khuẩn ăn thịt Shewanella này của ông Andrews được cho là đầu tiên ở Nam Úc.

Ông cuối cùng phải mất khoảng 20% thịt ở bắp chân của mình.

Ông Andrews cho hay, ông nghi rằng vi khuẩn đã thâm nhập qua vết xước ngoài da của ông khi ông ở bến tàu địa phương tại Hume Reserve trên bờ sông Murray.

"Tôi đã có 3 bộ ghép da - hai miếng có kích thước khoảng 2 x 8 inch, còn miếng kia khoảng 3 inch.

"Tôi ít nhiều đã bắt đầu tập đi trở lại."

Ban đầu, ông Andrews đã tới bệnh viện Murray Bridge. Tuy nhiên căn bệnh này chỉ được chẩn đoán sau khi các xét nghiệm máu được tiến hành tại Bệnh viện Hoàng gia Adelaide.

SA Health cho biết rất hiếm các vi khuẩn mà được tìm thấy trên biển, trong nước ngọt cũng như trong đất, gây nhiễm trùng ăn thịt.

"Shewanella là loại vi trùng khá phổ biến nhưng không phải với nhiễm trùng", Cố vấn của SA Health, David Cunliffe cho biết.

"Công bố của một cuộc khảo sát gần đây với tất cả các trường hợp được báo cáo trên toàn thế giới cho thấy có không đến 300 trường hợp trong 35 năm qua.”

Tiến sĩ Cunliffe cho biết trong khi đây là một ví dụ đáng báo động về nhiễm trùng Shewanella, mọi người cũng không cần phải quá lo lắng.

Ông nói: "Nếu bạn có vết thương hoặc vết xước da hay bị tổn thương da, hãy băng nó lại."

"Nhưng chúng tôi không có ý rằng sông Murray là một nơi nguy hiểm."

"Nó không vô trùng nhưng lại là nơi bạn có thể tận hưởng chính mình và khả năng bị nhiễm trùng như thế này là rất thấp".

Tuy nhiên, ông Andrews cho rằng trường hợp của ông nên là lời cảnh báo cho những ai đến dòng sông.

"Tôi sẽ không bao giờ tới đó một lần nào nữa trừ khi đi ủng."

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.