RSS

Vì sao bố mẹ Việt giàu có lại "đổ xô" chọn lưu trữ tế bào gốc khi con chào đời?

22:26 27/12/2017

Trích máu cuống rốn hay còn gọi là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là một trong những biện pháp được sử dụng để tạo nên tế bào gốc có khả năng phát triển thành các mô khác nhau để chữa bệnh cho trẻ sau này.

Hiện nay, không ít cặp vợ chồng khi sinh con đã quyết định lấy và gửi ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn như một cách “bảo hiểm sinh học” cho con. Tuy nhiên, chi phí cho việc lấy và bảo quản tế bào gốc không hề rẻ nên nhiều gia đình chuẩn bị sinh con thường có thắc mắc: Việc lưu giữ tế bào gốc này có cần thiết không?

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô cũng như các cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già, chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác.

Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành các tế bào khác. (Ảnh minh họa)

Tế bào gốc nằm ở đâu trong cơ thể?

Trong cơ thể các tế bào gốc được cất giữ tại các vị trí đặc biệt được gọi là “ổ” tế bào gốc. Ổ tế bào gốc nằm rải rác ở khắp các mô và cơ quan trong cơ thể. Từ đây, các tế bào cứ đều đặn (hoặc tăng tốc khi có nhu cầu như sau nhiễm trùng hay chấn thương) tăng sinh và biệt hóa, cung cấp nguồn tế bào mới để tạo mô và giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng. Ổ tế bào gốc là những cấu trúc rất đặc biệt và khác nhau tùy theo ổ ấy nằm ở mô nào.

Chúng có cấu tạo bao gồm các tế bào và phân tử có nhiệm vụ tạo ra một vi môi trường thích hợp cùng các tín hiệu cần thiết vừa bảo vệ tế bào gốc trước các tín hiệu gây chết tế bào theo chương trình từ bên ngoài lọt vào, vừa điều phối hoạt động đều đặn hay tăng tốc của chúng khi cần, đồng thời kiểm soạt không cho chúng phát triển quá mức dẫn đến ung thư.

Tác dụng của tế bào gốc tại cuống rốn trẻ sơ sinh

Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Đây là phần còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa nguồn dồi dào tế bào gốc tạo máu, có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi. Vì vậy, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.

Lưu giữ máu cuống rốn để lấy tế bào gốc được xem là một loại "bảo hiểm sinh học" cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn được ứng dụng điều trị cho các bệnh lý về máu ác tính (như ung thư máu) hay di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh); hoặc các bệnh lý tự miễn (như tiểu đường).

Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho biết tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là: tổn thương não, tim mạch và tổn thương tủy sống.

Với việc lưu trữ máu cuống rốn, trong trường hợp bản thân đứa trẻ mắc bệnh thì có thể lấy nguồn tế bào gốc này ghép, điều trị cho chính bé. Hoặc nguồn tế bào gốc này có thể điều trị cho ba mẹ hay anh chị em trong gia đình.

Việc lưu trữ tế bào gốc có cần thiết không?

Việt Nam hiện nay, chi phí trích máu cuống rốn ban đầu là khoảng 25 triệu đồng và chi phí để lưu trữ mẫu trong ngân hàng máu cuống rốn quốc gia là khoảng 2,2 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể tới chi phí cho việc ghép máu cuống rốn cũng không hề nhỏ.

Tuy nhiên, việc lưu trữ tế bào máu cuống rốn có thật cần thiết và có xứng đáng so với số tiền bỏ ra là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Stephen Feig, chuyên gia nhi khoa Đại học UCLA, phát biểu: "Tôi không khuyên bệnh nhân của mình không lưu trữ tế bào máu cuống rốn, nhưng đưa ra những con số của việc sử dụng tế bào máu cuống rốn là rất ít và đây là một bảo hiểm rất đắt đỏ”.

Việc trích và lưu giữ máu cuống rốn có chi phí không hề rẻ. (Ảnh minh họa)

Tỷ lệ một đứa trẻ sử dụng được chính tế bào gốc máu cuống rốn của mình chỉ là 1/2.700, theo Tạp chí Obstetrics and Gynecology năm 2005, lý do là tế bào gốc máu cuống rốn thường chỉ điều trị những bệnh hiểm nghèo, những bệnh bình thường không cần đến. Viện Y khoa Mỹ đã công bố chỉ có 14 trường hợp được ghi nhận sử dụng tế bào cuống rốn để điều trị bệnh thành công.

Theo chương trình Tài trợ tủy quốc gia của Mỹ, lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn chỉ tốt trong vòng 10 năm đầu và không phải trị được bách bệnh. Nếu đứa trẻ bị bệnh về gene thì tế bào gốc máu cuống rốn không giúp ích được gì.

Tóm lại, việc lưu trữ tế bào gốc bằng cách trích máu cuống rốn chỉ cần thiết khi trong gia đình có di truyền các bệnh về máu, tủy sống, thần kinh hoặc nhóm máu của bé thuộc dạng hiếm.

Nếu bạn quyết định trích máu cuống rốn cho bé, hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin và trao đổi với bác sĩ phụ sản của bạn. Việc đăng kí trích máu cuống rốn nên được thực hiện ở giai đoạn giữa của thai kỳ.

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.