Vì sao khách đi máy bay mất hành lý giá trị không được bồi thường thỏa đáng
Nhiều trường hợp mất đồ có giá trị cao trong hành lý ký gửi như: đôi giày, nước hoa, mỹ phẩm,… khiến nhiều người bức xúc. Vậy những vì sao hành khách đi máy bay bị mất, hỏng hành lý giá trị lại không được bồi thường?
Thời gian gần đây, nhiều người bày tỏ bức xúc khi đồ có giá trị trong hành lý bị hư, bị rách hay hành ký gửi bị mất… nhưng không được đền bù thỏa đáng. Đại diện một công ty phục vụ mặt đất sân bay cho biết lý do hành khách không được đền bù theo giá trị đồ mất vì không khai báo đồ có giá trị cao khi ký gửi hành lý.
Muốn bồi thường ‘xịn’ phải đóng thêm phí
Khi khách làm thủ tục ở quầy check in và ký gửi hành lý, nhân viên sẽ hỏi khách hành lý có đồ giá trị cao hay không? Nếu có thì yêu cầu khách lấy ra chuyển vào hành lý xách tay hoặc ký giấy khai báo hành lý giá trị cao.
“Các hãng hàng không đều có điều khoản kê khai hàng hóa giá trị lớn khi ký gửi. Khi đã kê khai mà hành lý thất lạc, hãng sẽ buộc phải bồi thường theo mức giá trị của hàng hóa. Và đương nhiên khi ký gửi hành lý có giá trị cao, khách sẽ phải chịu một mức phí lớn hơn bình thường tùy theo quy định của hãng. Mặt khác, hành khách phải cung cấp giấy tờ, hóa đơn chứng minh được giá trị của hàng hóa mình gửi. Do vậy, đa số khách không muốn khai báo vì sợ tốn thêm phí và phức tạp về mặt thủ tục”, vị đại diện cho hay.
Trường hợp khách không khai báo mà đến cuối chặng bay thông báo mất đồ thì hãng bay sẽ giải quyết dựa trên tổng số kg khi ký gửi hành lý.
Cụ thể, khi vừa nghi ngờ hành lý bị mất, khách sẽ báo đồn sân bay lập biên bản để mang lên cân. Nếu số kg bị hụt theo với số kg khi ký gửi, thì khách sẽ được bồi thường theo đơn giá chung, hành lý mất tính theo kg, khoảng 20$/kg (tùy hãng).
Nếu không khai báo hành ký giá trị thì dù bị mất 1 kg vàng hay 1 kg nước hoa, khách cũng chỉ được bồi thường theo đơn giá chung
Vị đại diện công ty phục vụ mặt đất sân bay phân tích: “Thường khách sẽ nói mất đồ giá trị như nước hoa hay laptop… nhưng nguyên tắc là nếu khách không khai báo hành lý giá trị cao mà đúng hành lý bị hụt kg thì chỉ được bồi thường theo kg, vì các đơn vị không có căn cứ để bồi thường theo giá trị mà khách khai báo. Dù là 1 kg vàng hay 1 kg nước hoa, khách cũng chỉ được bồi thường theo đơn giá chung”.
Đường đi của hành lý ký gửi
Có 4 bên tham gia vào quá trình phục vụ hành khách, gồm: hãng bay, công ty phục vụ mặt đất sân bay, an ninh soi chiếu và hải quan. Trong đó, hãng vận chuyển, công ty phục vụ mặt đất và an ninh soi chiếu là các đơn vị khác nhau.
Có 4 bên tham gia vào quá trình phục vụ hành khách
Sau khi nhân viên của công ty phục vụ mặt đất làm thủ tục cho hành lý xong thì hành lý sẽ đi qua khu vực soi chiếu an ninh, các vấn đề liên quan đến an ninh sẽ do nhân viên an ninh giải quyết. Sau đó hành lý sẽ đi về khu vực băng chuyền. Ở đây bộ phận phục vụ hành lý sẽ thực hiện việc kiểm tra, phân loại các hành lý cho đúng từng chuyến bay và chặng bay, sau đó xếp vào những thùng hành lý. Sau đó những hành lý này mới được kéo ra tàu bay. Tại đây, một bộ phận khác được gọi là nhân viên bốc xếp chất hành lý lên máy bay, tương tự với chiều hành lý đến.
Do đó, các hãng bay đều khuyến cáo hành khách khi đi máy bay, các đồ đạc quý giá nên mang theo người, thay vì đưa vào hành lý ký gửi vì sẽ không được bất cứ một sự đảm bảo nào.
Theo Thanh Niên
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.