RSS

Vì sao ngày càng nhiều người Úc bỏ Sydney để chuyển sang Melbourne?

12:00 03/07/2020

Chẳng có nghi ngờ gì nữa về việc cư dân Sydney đang dần rời bỏ thành phố này, và một trong những lý do dễ dàng để nhận ra đó là do giá nhà tăng cao quá mức.

Nhưng nếu phải thực sự đổ lỗi thì chắc chắn là do vị trí địa lý của thành phố cảng này đã tạo ra nỗi đau cho người dân sinh sống tại đây.

Theo số liệu thống kê của Australian Bureau of Statistics được công bố vào hôm thứ ba tuần rồi, dân số ở Sydney hiện nay đã tăng thêm 2% so với năm 2016-2017, làm cho tổng số dân hiện tại là 5.1 triệu người.

Một phần lớn trong 2% đó, là do di dân từ các nước khác, chiếm khoảng 85,000 người. Và có hơn 18,000 người đã quyết định rời bỏ Sydney vào năm ngoái. Hoàn toàn đối lập với Sydney, thành phố Melbourne đã đón nhận 9,000 cư dân mới từ khắp các tiểu bang và khu vực khác.

Một trong những lý do chính phải kể đến việc Sydney đã trở thành “thành phố lệch” của Úc. Vị trí các CBD của đa số những thành phố khác vốn nằm ngay khu vực trọng điểm hay còn gọi là trung tâm đô thị, thế nhưng Sydney hoàn toàn không giống những nơi đó, vì nó có CBD nằm ở tận cuối phía Đông thành phố này.

Cực Tây của thành phố là Penrith nằm cách CBD 55km, nhưng khi hướng về phía Nam là đi thẳng ra biển tại Bondi Beach, chỉ cách Opera House khoảng 9km.

Sự ngược ngạo về khoảng cách

Những số liệu mà tờ News.com.au thu thập được đã cho thấy tình hình cư dân Sydney tìm mua nhà ở mức giá tầm trung vốn rơi vào những khu vực nằm cách quá xa khỏi CBD, cộng thêm sự ngược ngạo về khoảng cách địa lý, lại càng làm tăng thêm nỗi đau khổ của cư dân khi phải di chuyển rất xa để đến được nơi làm việc của họ trong trung tâm thành phố.

Trưởng khoa Kiến trúc tại trường Đại học Western Sydney, ông Chris Knapp đã cho biết, vị trí CBD của Sydney được đánh giá là một trong những vị trí đẹp nhất trên thế giới, nhưng cũng chính vì vậy mà nó làm cho sự chênh lệch địa lý của thành phố này thêm nghiêm trọng.

Sydney’s CBD is on one edge of the city’s urban area

“Nếu bạn phải đập hết toàn bộ để xây lại thành phố 8 triệu dân này, bạn chắc chắn sẽ không muốn mắc lại sai lầm mà xây chúng thành ra như bây giờ,” giáo sư Knapp đã chia sẻ với News.com.au.

“Có rất nhiều cư dân phải di chuyển rất xa để đến được trung tâm.

“Vị trí CBD của Sydney nằm ngay trên khu vực cảng đẹp tuyệt vời một khi bạn nhìn thấy nó. Nhưng để đi đến được CBD, không có cách nào khác là phải qua Habour Bridge, hoặc đường hầm, đó quả thật là cơn ác mộng, với mật độ người di chuyển cùng một thời điểm đã tạo áp lực rất lớn lên lưu thông. “

Giáo sư đã so sánh Sydney với thử thách tương tự mà hai thành phố lớn San Francisco và New York cũng đã từng đối mặt, khi trung tâm của hai nơi này cũng đều tập trung ở một đầu của khu vực đô thị và lối vào khu vực trung tâm quá giới hạn.

Dựa trên những số liệu về thị trường nhà đất và những công ty phân tích, CoreLogic đã cho thấy giá tầm trung cho nhà ở tại Melbourne rơi vào khoảng hơn 828,000 Úc kim, trong khi đó ở Sydney lại cao tới hơn 1 triệu Úc kim.

Trên trang web so sánh nhà đất finder.com.au đã chỉ ra được giá nhà cách trung tâm ở Melbourne tầm 25km sẽ được bán trong khoảng $800,000. Khoảng cách đó có thể tính từ Federation Square trong trung tâm thành phố đến Altona, khoảng nửa giờ đi tàu điện.

Còn giá nhà tầm trung ở Sydney chỉ có thể là khu vực cách Sydney CBD từ 35km trở lên.

Finder.com.au

Điều này có nghĩa là bạn mua một căn nhà ở đâu đó như Glenwood, gần với Bankstown ở khu vực Tây Sydney, hoặc Loftus ở phía Nam, ít nhất cũng phải mất 50 phút đi tàu mới đến được CBD.

Giá nhà đất trong phạm vi từ 15-20km từ Melbourne CBD rẻ hơn 40% so với vị trí tương tự ở Sydney.

“Rõ ràng là người mua nhà ở Melbourne có lợi hơn hẳn những cư dân ở Sydney, đặc biệt là đối với nhà ở những quận trung tâm,” Graham Cooke, quản lý thông tin của finder.com.au đã chia sẻ.

Khó để mà tranh cãi khi số liệu đã quá rõ ràng

Sydney

Giáo sư Knapp đã nói hiện thực về vấn đề tài chính này đang đẩy người dân ra khỏi Sydney.

“Làm sao mà cãi được khi nhìn vào các bài toán với số liệu rõ rành rành như thế. Khi người dân đối mặt với việc phải đưa ra những lựa chọn thực tế, thì dĩ nhiên họ sẽ chọn cách nào ít tổn hại nhất,” ông nói.

“Tuy nhiên một yếu tố  khác phải kể đến là những gì mà họ đang phải từ bỏ, đó là rời khỏi thành phố duy nhất của Úc được đánh giá là có giá trị kết nối toàn cầu như Sydney.”

Thủ tướng Malcolm Turnbull đã hoàn thành được mô hình ‘thành phố 30 phút’ mà ông đã đề ra, tức là đi từ cửa nhà đến cửa văn phòng chỉ mất 30 phút bằng phương tiện công cộng.

Nhưng, để làm được điều này thì cư dân Sydney đã phải chi trả một khoảng không nhỏ.

Lấy ví dụ như Lidcombe, nằm ngay đầu Tây Sydney, bạn sẽ mất khoảng 30 phút tàu điện nếu đi từ ga Wynyard trong CBD. Nhưng, giá nhà ở Lidcombe đang ở khoảng $1.2 triệu một căn.

Tương tự lộ trình như thế từ CBD Melbourne đến Sunshine, một căn nhà ở Sunshine chỉ bán với giá đâu đó khoảng $800,000.

Để mua được một căn nhà với mức giá đó ở Sydney, có nghĩ là bạn phải đi ra tận Yennora, ít nhất 45 phút đi từ ga này sang ga kia, chứ chưa nói đến là đi từ cửa nhà đến cửa văn phòng.

Thử thách dành cho Sydney

Habour City

Giá nhà đắt hay rẻ thì còn tùy vào vị trí mà bạn chọn, tuy nhiên nếu đặt lên bàn cân thì Melbourne vẫn hơn hẳn Sydney. Một căn hộ cách Melbourne CBD khoảng 30km sẽ có giá rẻ hơn 30% so với giá nhà ở NSW.

“Thử thách mà Sydney phải đối mặt là ở việc bạn sẽ không thể mua được căn nhà với giá vừa phải, trừ khi phải chấp nhận ra những khu quy hoạch mới như Camden, Oran Park, hoặc gần Richmond, và dĩ nhiên là nó quá xa so với trung tâm, đó là còn chưa nói đến những khu vực đó chưa có nhiều thứ khác được xây dựng,” trưởng bộ phận nghiên cứu của CoreLogic Cameron Kushner đã cho biết.

“Một sự khác biệt lớn khác đó là Sydney được bao quanh bởi nước và công viên quốc gia. Trong lúc Sydney phải đối mặt với việc không còn đất để khai thác, nên đành phải xây dựng trong những khu vực có sẵn với mật độ dầy đặc hơn, thì Melbourne vẫn còn nhiều tiềm năng cho việc mở rộng đô thị, vì không bị hạn chế như Sydney.”

Sydney cần thêm hai thành phố mới

There are grand plans to recast Greater Sydney as three interconnected cities

Có một kế hoạch rất lớn nhằm giải quyết vị trí địa lý ‘kì quặc’ của Sydney, cũng như khoảng cách quá xa xôi của CBD so với những khu vực dân cư khác.

Greater Sydney Commission, là một bộ phận của chính quyền tiểu bang NSW, đã đề xuất phương án ‘3 thành phố trung tâm’. CBD hiện tại của Sydney sẽ trở thành ‘Thành phố cảng’, một thành phố nằm trung tâm Parramatta sẽ được gọi là “Thành phố Sông”, và tại khu vực phía tây là “Thành phố Parklands” bao gồm Penrith và sân bay mới đang được xây dựng tại Badgerys Creek.

Parramatta – đã được bao bọc bởi một rừng những tòa nhà trọc trời, là nơi của một trong những bệnh viện lớn nhất nước Úc, và là trong những trung tâm thương mại trọng yếu của Sydney. Parramatta có tới 6 ga tàu đông nhất trong hệ thống tàu điện của thành phố, đang trong quá trình di dời một số công trình vốn đã quá nổi tiếng trong khu vực CBD, bao gồm cả bảo tàng thiết kế và công nghệ Powerhouse đến khu vực phía Tây này.

Giáo sư Knapp cho biết, những người dân Sydney vốn có ác cảm về khu vực phía Tây, đều phải vượt qua được định kiến lỗi thời của họ, nếu họ muốn sinh sống và làm việc trong một khu vực với khoảng cách di chuyển hợp lý.

“Rất nhiều người cho đến bây giờ vẫn còn mang những định kiến sáo rỗng về khu vực Tây Sydney, nhưng điều đó sẽ phải thay đổi. Bạn sẽ chẳng còn nhận ra Parramatta sau vài thập kỷ nữa,” ông cho biết.

Ví dụ như Yennora, với giá nhà khoảng $800,000, và bạn chỉ mất khoảng 20 phút để đi từ Parramatta mà thôi.

Ambitious plans aim to make Parramatta Sydney’s “Central River City”.

Giáo sư Knapp còn nói rằng Sydney khá giống với thành phố Los Angeles, bởi việc thiếu thốn trong hệ thống phương tiện giao thông công cộng, cũng như vị trí địa lý rải rác của những quận nhỏ trong thành phố.

LA đã là ‘thành phố đa trung tâm’ với các trung tâm lớn như Downtown, Pasadena và Long Beach, thế nên những kế hoạch dành cho Sydney có thể biến Sydney thành phố đa trung tâm đầu tiên của Úc. 

Theo SBS Vietnamese

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.