Vì sao người Mỹ không tiết kiệm
Vì sao người Mỹ không tiết kiệm?
Gần đây Sohu, một trong những cổng thông tin điện tử hàng đầu Trung Quốc có bài phân tích về chủ đề này, gây xôn xao dư luận:
“Tiền là thứ để tiêu. Chúng tôi không có tiền tiết kiệm và cũng không bận tâm về điều đó”, một người dân Mỹ nói.
Rất nhiều người Trung Quốc khi đến Mỹ đều có chung câu hỏi: Tại sao người Mỹ không có tài sản ngân hàng hay tiền tiết kiệm mà họ chẳng hề lo lắng?
Theo Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tỷ lệ người gửi dưới 1.000 USD giảm từ 69% năm 2016 xuống còn 57% vào năm 2017. Cũng theo thống kê, tháng 2/2018, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ chỉ là 3,4%, trong khi tỷ lệ khuyến cáo ít nhất là 25%.
Điều đó có nghĩa là 40% người Mỹ không có tiền gửi ngân hàng.
Ngược lại tỷ lệ tiết kiệm tại Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới. Đầu những năm 1990, tiết kiệm hộ gia đình chiếm hơn 35% GDP, đến năm 2005, con số này là 51%. Trong khi đó tỷ lệ trung bình tiết kiệm của thế giới luôn ở mức dưới 20%.
Dựa trên tổng dân số là 1,37 tỷ người, tính trung bình mỗi người dân Trung Quốc gửi ngân hàng 40.291 tệ (129 triệu đồng).
Những con số trên phản ảnh một hiện tượng điển hình của nền kinh tế hiện đại: Người dân ở các nước giàu yêu thích tiêu dùng, còn người dân ở các nước đang phát triển – đặc biệt ở châu Á – lại thích tiết kiệm hơn.
Nhiều người Mỹ có châm ngôn “Hãy dành tiền của ngày mai để tận hưởng cuộc sống hôm nay”, bởi vậy tiêu dùng cá nhân ở đất nước này chiếm 70% tổng nền kinh tế. Để ổn định tăng trưởng kinh tế, xã hội Mỹ đang thay đổi mô hình nhằm thúc đẩy tiêu dùng và không khuyến khích tiết kiệm. Hiện trung bình mỗi người Mỹ có tới 8 thẻ tín dụng để cho vay tiêu dùng.
Với người Trung Quốc nói riêng và người Á đông nói chung, luôn có xu hướng tiết kiệm tiền, phần lớn trong số đó đều được gửi vào ngân hàng, mục đích cao nhất không phải để kiếm lợi nhuận mà để giải quyết 3 vấn đề sau:
– Tiết kiệm để chi trả tiền giáo dục cho trẻ em
– Tiết kiệm để mua nhà, mua xe
– Tiết kiệm phòng khi về già bệnh tật, thất nghiệp và các nhu cầu khác.
Vậy chẳng lẽ người Mỹ không muốn mua nhà cửa, sinh con hay kết hôn? Tại sao người Mỹ lại có lối sống phong lưu như vậy?
Theo số liệu từ New York Times, trung bình cứ 7 người Mỹ thì có một người sống dưới mức nghèo khổ. Tuy nhiên những người Mỹ sống dưới mức chuẩn của xã hội chưa bao giờ phải lo lắng về tương lai của mình.
Theo thống kê, 46% gia đình nghèo ở Mỹ nhà có 3 phòng ngủ, 80% hộ nghèo đều có điều hòa. Hầu hết những hộ nghèo đều có điều hòa và 75% trong nhà có tivi. Thậm chí nhiều gia đình vẫn có xe hơi.
Vậy nguyên nhân chính khiến người Mỹ không tiết kiệm tiền là gì?
Đầu tiên, người nghèo ở Mỹ được đảm bảo những quyền lợi cơ bản. Nếu được coi là nghèo, bạn sẽ có 4 lợi ích để hưởng: trợ cấp thu nhập thấp, được trợ cấp thực phẩm, được trợ cấp nhà và có bảo hiểm y tế đầy đủ. Vì thế nhiều người nghèo tại nước này vẫn lái Toyota, Ford và những chiếc xe cao cấp khác đi nhận trợ cấp của chính phủ.
Có được một cuộc sống khá đầy đủ dù chỉ là người nghèo, bởi vậy người Mỹ không cần phải tiết kiệm nữa.
Vậy làm thế nào để được coi là người nghèo ở Mỹ? Điều này phải dựa trên các chỉ số về mức giá và tỷ lệ lạm phát của từng năm. Lấy báo cáo khủng hoảng tài chính năm 2009 làm ví dụ. Chuẩn nghèo 2009 tại Mỹ được tính như sau: Thu nhập trước thuế hàng năm của người độc thân thấp hơn 10.830 USD và một gia đình 4 người thấp hơn 22.050 USD. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, mức thu nhập trên thuộc về tầng lớp trung lưu.
Thứ hai, lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Mỹ gần như bằng 0. Trong khi đó một số kênh đầu tư khác có thể mang lại thu nhập cố định rất tốt cho người dân như thị trường chứng khoán. Bởi vậy người Mỹ chẳng mặn mà gì khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng.
Thứ ba, người Mỹ không có nhu cầu tiết kiệm tiền cho tuổi già, bởi họ đã có lương hưu. Thậm chí nếu bạn từng làm việc cho những công ty nổi tiếng, người ta sẽ có một quỹ tiền dành riêng cho tuổi già của bạn. Nếu vẫn chưa hài lòng, bạn có thể tự mua bảo hiểm an dưỡng tuổi già. Thông qua bảo hiểm này, người già sẽ không phải lo lắng các khoản chi tiêu khổng lồ khi họ nghỉ hưu.
Một lý do khác khiến người trung niên và cao tuổi ở Mỹ không có xu hướng tiết kiệm tiền là bởi thuế đánh vào tài sản thừa kế rất cao, lên tới 55%. Con số khổng lồ này khiến nhiều người không muốn để dành tiền cho con cháu.
“Nước Mỹ có phúc lợi xã hội tốt, lợi tức đầu tư cao, lãi suất ngân hàng thấp và được cho vay dễ dàng. Đây chính là nguyên nhân khiến dân Mỹ không mặn mà với việc tiết kiệm tiền để dành cho con cháu”, sohu kết thúc bài viết.
Khi bài viết này được đăng tải, nhiều người Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của bản thân. Một độc giả cho hay, không tiết kiệm không phải là điều nên học hỏi. “Đối với những người có ít hoặc không có tiền tiết kiệm, việc thiếu nguồn thu nhập từ đầu tư và thiếu kế hoạch dài hạn, cùng với tuổi thọ tăng lên có thể phá hỏng bất kỳ giấc mơ nào của họ về quãng đời hưu trí”.
Trong khi một độc giả khác lại viết: “Người Mỹ có quan niệm cuộc sống rất ngắn ngủi nên lo cho bản thân mình trước. Với suy nghĩ ấy họ đã tận hưởng cả cuộc đời với thanh xuân đầy hưởng lạc và âm thầm khi về già. Đó là do sự khác biệt về văn hóa mà thôi”.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.