Vì sao sân bay "giám sát chặt" mà hành lý vẫn bị rạch mỗi khi về Việt Nam?
Tình trạng hành lý bị rạch ở các sân bay Việt Nam luôn là nỗi ám với những người muốn về nước.
Tình trạng hành lý bị rạch ở các sân bay Việt Nam luôn là nỗi ám với những người muốn về nước.
Mùa cao điểm tết, nhiều hành khách lại phàn nàn về chuyện hành lý bị thất lạc, bị rạch và thậm chí mất tài sản trong hành lý ký gửi dù hệ thống camera được gắn dày đặc để giám sát trong suốt quá trình đi của hành lý.
Theo các hãng bay, khách đi máy bay cũng cần tự bảo vệ hành lý bằng cách giữ những vật có giá trị trong hành lý xách tay, trong khi hành lý ký gửi cũng cần bao bọc kỹ kèm theo tên tuổi, số điện thoại.
Hành lý vẫn bị rạch dù được giám sát chặt
Ngày 27-1, một nữ ca sĩ nổi tiếng lên tiếng phàn nàn trên trang cá nhân về sự việc hành lý của chồng bị thất lạc nhưng hãng bay chậm giải quyết.
Theo đó, chồng của nữ ca sĩ này bị thất lạc hành lý trên chuyến bay của Vietnam Airlines và đối tác Hãng hàng không Garuda (Indonesia) từ Jakarta đến sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, khi liên hệ với quầy Lost and Found (quầy hành lý thất lạc) của Vietnam Airlines, vị khách này đã không được giải thích thỏa đáng, cũng không nhận được hỗ trợ từ hãng bay trong khi một số hãng bay khác thường hỗ trợ ngay cho khách một khoản tiền để khách có thể mua các vật dụng cá nhân cần thiết nếu chẳng may hành lý bị thất lạc.
Trước đó, ngày 19-1, cũng tại ga quốc tế Tân Sơn Nhất, khách T.T.Sĩ phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ để khai báo mất 3 thùng hành lý ký gửi.
Một ngày sau, khi nhận được thông tin có hành lý, anh Sĩ ra sân bay nhận lại thì phát hiện 2 thùng bị rạch.
Điều đáng nói, theo anh Sĩ, thùng hàng bị rạch nhưng không có phiếu xác nhận rạch kiểm tra của hải quan các quốc gia có liên quan.
Cũng theo anh Sĩ, khi khui thùng hàng kiểm tra, về nguyên tắc hải quan các nước đều sẽ dán lại niêm phong băng keo có ký hiệu của hải quan nước đó kèm một tờ phiếu xác nhận.
Thế nhưng, các thùng hàng của anh bị rạch nhưng không có niêm phong kèm ký hiệu, nhân viên bộ phận hành lý thất lạc tại Tân Sơn Nhất cũng không giải thích lý do vì sao các thùng hàng này bị rạch.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Tuấn Tú – giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – cho biết trước tình trạng nhiều hành khách thông báo mất tài sản trong hành lý cá nhân, đặc biệt là hành khách quốc tế trong dịp cao điểm tết những năm trước, đơn vị này đã lắp đặt hệ thống camera an ninh di động từ băng chuyền đến khu vực máy bay để bảo vệ tài sản cho người dân.
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo trung tâm kiểm soát khai thác sân bay Tân Sơn Nhất, dù việc giám sát được thực hiện nghiêm ngặt nhưng cũng khó tránh khỏi những trường hợp đánh cắp hành lý của khách.
Do đó, theo vị này, các đơn vị liên quan cần tổ chức đào tạo, huấn luyện để nâng cao trách nhiệm của nhân viên, hạn chế tình trạng đánh cắp hành lý của khách.
Hành khách nên tự đề phòng?
Đại diện các hãng hàng không cho biết trong những trường hợp hành lý của hành khách không đến cùng thời điểm với thời gian hành khách có mặt tại điểm đến, hãng bay sẽ cố gắng tìm kiếm hành lý của hành khách trong lộ trình bay để có thể giao cho hành khách trong thời gian sớm nhất.
Với những trường hợp chuyến bay đến nhưng chưa nhận được hành lý, hành khách bình tĩnh vì có nhiều trường hợp hành lý sẽ đến sau.
Theo ông Nguyễn Vĩnh Hưng – phó giám đốc Công ty Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam Vigas Tân Sơn Nhất, tùy theo tình hình chuyến bay, hành khách đi trước và hành lý sẽ bị cắt lại để vận chuyển sau.
“Khi đến sân bay, hành khách sẽ được nhân viên thông báo ngay về tình trạng hành lý bị chậm. Khách có thể đợi ở sân bay nhận hành lý hoặc hành lý sẽ được giao đến tận nhà không tính phí” – ông Hưng nói.
Cũng theo ông Hưng, để chống mất cắp hành lý ở sân bay, ngoài camera giám sát của sân bay, đơn vị này cũng lắp 460 camera riêng ở khu băng chuyền hành lý, xe vận chuyển, gầm hàng máy bay… để giám sát toàn bộ quy trình của nhân viên.
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo trung tâm kiểm soát khai thác sân bay Tân Sơn Nhất, với hành lý có giá trị, hành khách nên để trong hành lý xách tay.
Riêng hành lý ký gửi, cần kê khai loại hành lý này rõ ràng trước khi gửi để dễ dàng xác minh và bồi thường khi xảy ra sự cố mất hay hư hại.
“Với nhân viên có hành vi đánh cắp hành lý của hành khách, nếu bị phát hiện, cần có biện pháp xử lý mạnh tay để răn đe” – vị này nói.
Trong khi đó, các hãng bay khuyến cáo khách hàng khi ký gửi hành lý nên sử dụng vali cứng với khóa ngầm ở mép thay vì khóa kéo bình thường.
“Nếu sử dụng vali thông thường, hành khách nên sử dụng màng bọc và dán băng kín vali. Với cách thức này, sẽ mất nhiều thời gian nếu kẻ gian muốn móc đồ trong vali” – lãnh đạo một hãng bay nói, đồng thời khuyến cáo khách hàng sử dụng cách thức bọc kín và quấn băng keo phủ kín toàn bộ thùng hàng ký gửi, kèm theo mác tên, địa chỉ và số điện thoại cụ thể.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.