RSS

Việc bắt giữ CFO của Huawei là một nước cờ hay của Mỹ ?

07:00 18/12/2018

Nhà nghiên cứu George Magnus, thuộc Trung tâm Trung Quốc, Đại học Oxford, cho rằng việc bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei Technologies dù thế nào thì mọi người đều đồng tình rằng đó là một nước cờ hay của Mỹ và Canada.

Thiết bị của Huawei bị nhiều nước nghi là có cài cắm phần mềm khai thác thông tin tình báo. (Ảnh: Reuters)

Việc bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ hồi đầu tháng 12 đã làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn thừa căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mặc dù vậy, hành động này của Canada và Mỹ đã phơi bày vai trò của các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân nhận được ưu đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong khi nhiều công ty tư nhân khác gặp khó khăn.

Huawei là một công ty có 92 tỷ USD doanh thu, với phạm vi hoạt động toàn cầu, chuyên kinh doanh thiết bị mạng, viễn thông và điện tử tiêu dùng. Nó xếp hạng thứ 72 trong danh sách 500 công ty công nghệ lớn nhất thế giới, và là một trong những thương hiệu lớn nhất của Trung Quốc, thiết bị mạng của nó bán chạy hơn cả Ericsson và điện thoại thông minh của nó được người tiêu dùng mua nhiều hơn sản phẩm của Apple.

Tuy nhiên, năm nay “sinh mệnh” của nó đã gặp sóng gió. Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo với các đồng minh của mình trong liên minh Five Eyes (Ngũ Nhãn), ngoài Mỹ, gồm có Canada, Úc, New Zealand và Vương quốc Anh, rằng để tránh các rủi ro tình báo, tấn công mạng và trộm cắp tài sản trí tuệ thì nên tránh xa thiết bị của Huawei hoặc các công ty công nghệ khác của Trung Quốc.

Vào tháng 7, Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Anh cho biết rằng họ không thể đưa ra đảm bảo kỹ thuật dài hạn đối với các thiết bị của Huawei, và hồi đầu tháng này, Bristish Telecom (viễn thông Anh) tuyên bố họ sẽ không sử dụng thiết bị Huawei để phát triển mạng 5G, đồng thời sẽ loại bỏ thiết bị Huawei khỏi hệ thống mạng 3G và 4G.

Vào tháng 8, chính phủ Úc đã cấm sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 5G của nước này vì lo ngại về “hành vi truy cập hoặc can thiệp trái phép của các nhà cung cấp, đối tượng có khả năng phải chịu sự chỉ đạo từ chính phủ nước ngoài”.

Tháng 11, theo tư vấn của các cơ quan tình báo New Zealand, chính phủ nước này đã cấm ngành công nghiệp sử dụng thiết bị do công ty Huawei cung cấp.

Tuần trước, một tờ báo của Nhật Bản cho hay, chính phủ nước láng giềng của Trung Quốc đã sẵn sàng tuyên bố cấm sử dụng các thiết bị được mua từ Huawei và ZTE.

Đức được cho là cũng đang cân nhắc một hành động tương tự khi các cơ quan quản lý của quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất châu Âu hoàn thiện kế hoạch cấp phép xây dựng mạng 5G.

Theo ông Magnus, bởi 5G là một công nghệ nhạy cảm và có mặt khắp nơi, nên việc sử dụng sản phẩm viễn thông của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei là tối quan trọng, đặc biệt là Luật Tình báo Quốc gia 2017 của Trung Quốc cho phép các cơ quan chức năng “càn quét” để giám sát và điều tra các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, thậm chí yêu cầu họ tham gia hoặc hỗ trợ các hoạt động tình báo của Bắc Kinh.

Cuối năm 2017, Trung Quốc có 65,8 triệu doanh nghiệp thuộc sở hữu cá nhân và 27,3 triệu doanh nghiệp cổ phần, sử dụng khoảng 340 triệu lao động. Tuy nhiên, việc phân loại công ty tư nhân hay nhà nước là không rõ ràng ở Trung Quốc. Thực tế, các công ty đăng ký là tư nhân có thể vẫn do chính quyền Trung Quốc kiểm soát. Vì thế rất khó nói rằng những tâp đoàn như Huawei là doanh nghiệp hoàn toàn do tư nhân định đoạt, nó rất có thể được Bắc Kinh chống lưng, và nếu như vậy, việc nó thực hiện theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc thu thập thông tin tình báo là chuyện đương nhiên.

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.