RSS

Việc loại bỏ visa 457 vẫn không thể “chặn” người Trung Quốc đổ xô đến Úc

09:00 24/03/2018

Năm ngoái, chính phủ Úc đã cắt giảm thị thực tạm thời có tay nghề (Temporary Work visa), còn được gọi là “thị thực 457”, với mục đích ngăn dòng người nhập cư nước ngoài và tạo cơ hội việc làm cho lao động trong nước.

 

Kết quả là số lượng sinh viên quốc tế thuộc diện thị thực 457 đã giảm một nửa so với năm trước theo như đăng tải của báo The Sydney Morning Herald.

Tuy nhiên, bất chấp những yêu cầu khắt khe hơn trong việc cấp thị thực mới thay thế cho 457 và sự hạn chế trên thị trường lao động, số lượng sinh viên quốc tế tại các trường Đại học Úc vẫn tiếp tục tăng lên.

Số liệu thống kê cho thấy đơn xin thị thực của người nước ngoài từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2017 tăng 14,1% so với năm 2016, đạt tổng số 19.000 đơn. Đơn xin thị thực từ Nepal tăng gần gấp đôi (46%) trong khi từ Ấn Độ tăng 32% và từ Trung Quốc tăng 13%.

Trong đó, chủ yếu là thị thực du học (student visa). Tính riêng quý một, số thị thực du học cấp cho Trung Quốc chiếm 1/4 tổng số và hơn 20.000 thị thực cấp cho Ấn Độ. Thực tế, dữ liệu từ Bộ Nội vụ cho thấy tỷ lệ tăng thị thực du học của Trung Quốc đạt 12,9% cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016 (6,7%) và năm 2015 (5,6%).

Tuy nhiên, đối với những sinh viên này, điều xảy ra sau khi tốt nghiệp sẽ khác biệt rõ rệt so với các khóa trước.

Đầu tiên, cơ hội tìm được việc làm khó khăn hơn thời điểm trước. The Sydney Morning Herald ghi nhận sự “sụt giảm” về số lượng sinh viên tốt nghiệp làm trong ngành nghề yêu cầu kỹ năng cao sau khi visa 457 bị bãi bỏ.

Sinh viên tốt nghiệp sắp tới có thể nộp đơn xin thị thực “485”, loại thị thực “tạm thời sau tốt nghiệp” (temporary graduate visa) cho phép sinh sống, học tập và làm việc ở Úc trong 18 tháng hoặc hai đến bốn năm.

Er-Kai Wang, phó giáo sư về di cư tại Đại học Quốc gia Úc, cho rằng thị thực 485 vẫn cung cấp một “cánh cửa” cho việc thường trú, dù không dễ dàng như thị thực 457.

Bà nói: “Đây là lộ trình để nhiều người có thể lưu trú vĩnh viễn, điều mà chính phủ nghi ngại”.

Ngoài ra còn có thị thực thiếu hụt kỹ năng tạm thời (Temporary Skill Shortage-TSS), tương tự nhưng quy định chặt chẽ hơn và sẽ thay thế thị thực 457 từ tháng này.

Đối với sinh viên tốt nghiệp đã tìm được việc làm trong Danh mục nghề nghiệp ngắn hạn (STSOL), họ sẽ đủ điều kiện để xin thị thực lên đến hai năm theo thị thực TSS mới (Subclass 482). Theo công ty dịch vụ di trú True Blue Migration, thị thực này có thể được gia hạn một lần thêm hai năm nữa.

Những người trong Danh sách đào tạo Kỹ năng Trung và dài hạn (MLTSSL) có thể đăng ký cư trú trong thời gian tối đa là bốn năm. Sau đó, nếu như đáp ứng được các yêu cầu khác, họ sẽ đủ điều kiện để được thường trú sau ba năm.

Nhập cư ở Úc: Thực tế hay xa vời?

Tháng trước, cựu thủ tướng Tony Abbott bị chỉ trích kịch liệt vì đã kêu gọi giảm mức nhập cư từ 190.000 xuống còn 110.000 người một năm, theo News.com.au.

Trong một bài phát biểu tại Học viện Sydney, ông nói: “Vấn đề đặt ra không phải là nhập cư; mà là tỷ lệ người nhập cư trong thời điểm tiền lương trì trệ, cơ sở hạ tầng bị tắc nghẽn, giá nhà tăng vọt, và nhất là sự nổi lên của các băng đảng sắc tộc ở Melbourne hiện nay”

“Lý thuyết kinh tế cơ bản cho thấy tăng nguồn cung lao động sẽ dẫn tới giảm lương, đồng thời tăng nhu cầu nhà ở khiến giá nhà đất tăng vọt “.

Theo báo The Australian, nhiều người chỉ trích các công ty lợi dụng thị thực 457 để giảm chi phí tiền lương dẫn đến lượng người nhập cư cao.

Mặc dù Abbott đồng ý một số doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận lao động di cư có trình độ thấp hơn nhưng ông vẫn cho rằng “sẽ hợp lý” nếu những cắt giảm này có thể làm tăng tiền lương và giảm giá nhà ở.

Peter Dutton, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đồng tình với quan điểm của Abbott, rằng cần thiết phải xem xét lại lượng người nhập cư vào Úc.

Nguồn: Báo Alo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.