Việt kiều: Cô đơn – nỗi ám ảnh của thế hệ U60 sống ở nước ngoài
Thời gian trôi đi rất nhanh. Nhìn về phía sau chặng đường mà ta đã đi qua mới thấy có khá nhiều khúc rẽ. Đâu đó phảng phất câu: “Biết thế nhưng đừng hối tiếc, bởi thời gian không bao giờ trở lại để giúp ta làm lại từ đầu”.
Khi bước vào tuổi 60 phần lớn lớp người này đã bỏ lại phía sau mình những cung bậc đầy cảm xúc của hỉ, nộ, ái, ố. Từng ngày một họ nhận ra sự chậm chạp trong cơ thể và quên đi nhiều thứ lẽ ra phải nhớ. Đại đa số thế hệ này đã trải qua một thời kỳ mưu sinh gian khó. Để lập nghiệp thành công ở nước ngoài, họ vươn lên từ hai bàn tay tê cứng trong tuyết giá và nhiều người trong số họ đang mang trong mình những căn bệnh khó chữa về xương khớp.
Thói quen sống cùng con cháu dưới một mái nhà, được chăm sóc, nương tựa khi về già đã làm cho họ mất thăng bằng khi hai ông bà phải dìu nhau đi viện. Những người có vốn ngôn ngữ kém phải chờ dịch vụ mà có phải dịch vụ nào cùng sẵn sàng thức dậy lúc 2 – 3h sáng để trợ giúp đâu. Nhiều người thử về Việt Nam để sống nốt phần đời còn lại nhưng chưa được bao lâu đã thấy quay trở lại. Phần vì môi trường, an toàn thực phẩm không đảm bảo mà quan trọng là không đủ tiền đáp ứng dịch vụ y tế khi chữa bệnh ở nhà.
Gia đình chị Nguyệt có hai cậu con trai. Cậu lớn sau khi tốt nghiệp cử nhân vợ chồng chị cho đi làm luận án Thạc sỹ ở nước ngoài. Tốt nghiệp xong cháu xin được việc rồi ở lại làm luôn ở đó mà không về Séc nữa. Nhờ sự vắng mặt của đứa lớn anh chị mới nhận thấy tầm quan trọng về việc có đứa con ở cùng khi có việc, đặc biệt lúc bị ốm đau hoặc giải quyết giấy tờ vì cả anh và chị đều biết quá ít tiếng Séc. Hôm đang ăn cơm tối, giả vờ chị hỏi ướm thử ý của đứa thứ hai 14 tuổi xem sau này có muốn ở chung với bố mẹ không? Không suy nghĩ nó nói luôn:“Sao ở với bố mẹ được, con mong đến 20 tuổi là xin bố mẹ cho ra ngoài chứ ở thế này chán lắm. Bố mẹ bắt con học suốt ngày, thứ bảy ra trông hàng, chủ nhật hút bụi dọn nhà, mà nếu không thì lại đi học thêm. Sao con lớn chậm thế mẹ nhỉ?”. Nó nói một hồi không ngắt cứ như được chuẩn bị sẵn. Mới đầu chị còn ăn được miếng thịt, sau rồi bỏ tất, đứng dậy mà nước mắt cứ thế lã chã rơi. Rõ khổ, ai bảo khơi mào để nó nói ra. Mà nó đang nói đúng suy nghĩ của mình đấy chứ.
Nhiều tháng nay nhìn chị Lan già đi trong thấy. Tưởng bị mệt, hỏi thăm nào ngờ chị bộc bạch:“Bệnh gì đâu anh, có mỗi đứa con gái, thấy làm ở đây ế ẩm mới nhờ người môi giới cho nó sang bên Đức xin việc. Ai ngờ nghề Nail bên đó làm được. Hai năm rồi bảo nó về đây mẹ tìm thuê cho một chỗ cho mẹ con gần nhau, nó cứ khất lần. Hôm vừa rồi em đi cấp cứu vì huyết áp tụt, nằm cả tuần, bố nó gọi báo tin mà nó cũng chỉ về đáo qua, chắc thấy mẹ không chết nên lại đi ngay. Chán quá nên lại ốm anh à”.
Đây là hai câu chuyện tôi lấy ra làm ví dụ cho việc có nên sống chung các thế hệ trong một gia đình khi chúng ta đang sống ở nước ngoài. Do sự phát triển của thời đại có thể thấy khoảng cách giữa các thế hệ, lối suy nghĩ, quan điểm sống giữa người trẻ và người già có nhiều điểm khác biệt. Từ đó nảy sinh ra những mâu thuẫn, xung đột nhất định trong gia đình và xã hội. Con mình đôi khi còn chưa nghe huống hồ còn con dâu con rể. Độc lập, tự do của mỗi cá nhân bị xáo trộn, đấy là chưa kể đến xung đột mẹ chồng, nàng dâu chỉ khổ cho những người đàn ông ở giữa. Và bởi mưu sinh chúng cũng phải lăn lộn với thương trường để tồn tại không thể sống dựa vào bố mẹ. Bởi lẽ đó không còn cách nào khác là mỗi gia đình, đặc biệt các bậc phụ huynh phải chuẩn bị cho mình những phương án tốt nhất. Có thể ở gần nhưng đừng sống chung.
Ở độ tuổi U60 trở lên câu hỏi đi đâu và làm gì để có thể sống khỏe, sống lâu hơn hầu như ai cũng tìm ra cho mình câu trả lời. Sắp sửa về hưu đồng nghĩa với việc trong thắt lưng đã có ít nhiều tích cóp. Do hoàn cảnh lịch sử, thế hệ những người U60 ở Séc phần lớn là kinh doanh buôn bán. Trong thực tế có người về nghỉ đã lâu nhưng vẫn tham gia đóng bảo hiểm để chờ chế độ sau này. Nói như vậy để hiểu mặt bằng sinh hoạt khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm: đã bước về già.
Vậy làm gì khi sức khỏe còn cho phép. Hãy tham gia vào các tua du lịch đi khám phá những miền đất mới. Mỗi địa danh mới ấy không chỉ giúp làm cho tinh thần sảng khoái hơn mà còn mang đến cảm hứng cho cuộc sống, khiến ta mong muốn được đi nhiều nơi hơn và thích sống lâu hơn. Không nhất thiết phải chơi với quá nhiều người khi họ không có quan điểm sống giống mình. Chỉ chọn ra ít người nhưng phải là những người biết san sẻ, biết lắng nghe và biết giữ những điều cần giữ.
Hãy tham gia vào mạng Facebook, kết bạn với những người mình biết để cùng giao lưu, chia sẻ những hình ảnh mà mình thấy thú vị. Bỏ thói quen hà khắc với mình, thỉnh thoảng tự thưởng cho mình một món đồ mà mình ao ước. Tập thể dục, tập những môn thể thao hợp với sức khỏe và độ tuổi, hãy đi bộ nhiều hơn và cũng không thừa nếu mỗi tuần ngồi nhâm nhi ly cà phê nói chuyện cuộc đời, thế sự với vài người bạn.
Đừng bao giờ trở thành ô sin cho con bạn. Cháu của bạn nhưng con của vợ chồng nó, nó dạy và nuôi con theo kiểu mới trên mạng. Vả lại cũng phải để cho chúng thấu hiểu nỗi làm cha làm mẹ để có thái độ tốt hơn với chính bố mẹ mình.
Thời gian trôi đi rất nhanh. Nhìn về phía sau chặng đường mà ta đã đi qua mới thấy có khá nhiều khúc rẽ. Đâu đó phảng phất câu: Biết thế nhưng đừng hối tiếc, bởi thời gian không bao giờ trở lại để giúp ta làm lại từ đầu.
Hãy trân trọng những tháng ngày phía trước bởi con đường xuống dốc dù có chống gậy vẫn cứ xuống nhanh hơn khi ta lên. Hãy bình thản ngắm hoàng hôn của cuộc đời giống như giây phút đầu tiên khi sinh ra mở mắt nhìn thấy rạng rỡ bình minh vậy
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.