RSS

Việt kiều về ăn Tết, khách ngoại đến Việt Nam tăng mạnh

20:00 31/01/2018

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng một tăng hơn 40% so với cùng kỳ do sát kỳ nghỉ Tết âm lịch, nhiều Việt kiều về quê đoàn tụ.

Tuy nhiên, khách châu Á vẫn chiếm đa số trong tổng khách quốc tế đến Việt Nam gần một tháng qua, dẫn đầu là Trung Quốc và Hàn Quốc. So với tháng 12/2017, khách từ Trung Quốc tăng chậm lại với mức tăng trưởng 1%, trong khi trước đó mức tăng trưởng thường hơn 10%.

Một điểm sáng của du lịch Việt Nam trong tháng đầu năm là khách đến bằng đường biển tăng cao, 22% so với tháng trước và 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi 3 tháng gần đây lượng khách này đều âm khi so sánh với cùng kỳ trước đó.

Năm 2017, du lịch Việt Nam 'lập nên kỳ tích' đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế. Năm nay, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 15-16 triệu khách quốc tế.

Khi về quê ăn Tết bằng phương tiện máy bay, để tránh những trường hợp xấu không may xảy ra, mọi người cần lưu ý những điều dưới đây.

1. Trước khi lên máy bay

Kiểm tra thông tin in trên vé

Nếu ngày mai bạn mới bay thì khoảng 1, 2 ngày trước bạn nên kiểm tra vé máy bay của mình. Bạn nhìn vào vé xem đúng ngày cần đi chưa, đặc biệt tên của bạn đã chuẩn chưa. Ví dụ, thiếu tên đệm (tên lót) là rất phiền phức tại sân bay đấy. Nếu thiếu tên đệm thì cần phải gọi tổng đài của hãng để xin thêm vào ngay.

Kể cả khi đúng tên rồi thì bạn cũng nên gọi tổng đài và hỏi xem chuyến bay của mình có chuẩn như trên vé không. Ví dụ, họ kiểm tra ra và báo là thay đổi giờ bay thì bạn biết đường mà chủ động.

Việc gọi tổng đài sớm trước ngày bay là nên làm. Vì có thể bạn mua phải vé máy bay ở đại lý lừa đảo, họ xuất vé cho bạn nhưng tên bạn không có trong hệ thống. Hoặc lúc đầu có tên nhưng sát ngày bay, họ làm lệnh hoàn tiền vé… thế là bạn coi như toi.

Vì thế, đừng tiếc một cuộc điện thoại. Nói với nhân viên tổng đài là mã vé như thế này, anh/chị xem có thay đổi gì không, nếu nhân viên tổng đài xác nhận có tên của bạn trong hệ thống, chuẩn tên, chuẩn giờ thì yên tâm.

Ở sân bay không xách hành lý hộ ai

Về quê ăn tết, ai cũng tay xách nách mang. Người ta nhờ bạn xách hộ cái gì, bạn nên khéo léo từ chối. Vì có thể túi đồ mà bạn xách hộ có hàng cấm thì bạn sẽ bị bắt, không giải thích nhiều, không khóc lóc nhiều, mời bạn vô nhà đá.

Đặc biệt là khi qua cửa an ninh soi hành lý, tuyệt đối không cầm hộ ai bất cứ vật gì, kể cả chai nước, hộp kẹo cao su. Vì chỉ cần một viên ma túy đá giấu trong đó là bạn bị phạm pháp.

2. Khi ngồi trong máy bay

Tuyệt đối không ngủ khi máy bay cất cánh/hạ cánh

Sự thay đổi độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến áp suất không khí bên trong tai, khiến tai bị ù, không nghe được gì, ngủ lúc này dễ khiến lỗ tai bị nghẹt. Và theo MedlinePlus – trang thông tin y tế của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, điều này có thể dẫn đến một vài vấn đề về sức khỏe như chóng mặt, nhiễm trùng tai, tổn thương tai, và nghiêm trọng hơn là có thể gây ra chảy máu cam, mất thính lực… Vì thế, hãy đảm bảo rằng mình thật sự tỉnh táo trong khoảng thời gian máy bay cất cánh hoặc hạ cánh nhé.

Không nên đeo kính áp tròng

Không khí trên cao thường khô hơn, không tốt cho mắt nếu đeo kính áp tròng. Hơn nữa, trong các chuyến bay thì chuyện ngủ quên xảy ra rất thường xuyên. Nó có thể gây kích ứng mắt, thậm chí nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến thị giác nữa đó.

Không nên tắt điều hòa và quạt gió phía trên đầu bạn

Trái với lầm tưởng thông thường của nhiều người, việc bật điều hòa và quạt thông gió sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm virus trong không khí. Do không gian trên máy bay khép kín nên khi một người bị cúm hay hắt hơi, virus có thể nhanh chóng tiếp xúc với những người ngồi trong khu vực lân cận. Khi đó, quạt thông gió sẽ giúp tuần hoàn không khí xung quanh bạn và đẩy virus ra xa nơi bạn ngồi.

Nếu cảm thấy lạnh, bạn nên mặc thêm áo chứ đừng tắt điều hòa hay quạt thông gió nhé.

Tránh ngồi yên một chỗ

Theo các chuyên gia Mỹ, ngồi lâu trên máy bay làm tăng nguy cơ mắc chứng DVT (chứng tắc huyết tĩnh mạch) – hội chứng máu đóng cục ở tĩnh mạch, có nguy cơ gây tử vong. Và nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này chính là do chúng ta thường chỉ ngồi yên một chỗ. Vì thế, để phòng tránh điều này, các bạn nên đứng lên đi lại, di chuyển một chút, nhất là trong các chuyến đi dài, bay nhiều giờ nhé. Trong điều kiện không thể di chuyển, bạn hãy ngồi tại chỗ vươn vai, co duỗi tay chân để cơ thể được hoạt động.

3. Lưu ý

Những vật dụng xách tay được mang lên máy bay

Ngoài những hành lý được vận chuyển miễn cước theo quy định ở trên, mỗi hành khách có thể được mang lên máy bay các vật dụng dưới đây để sử dụng cho mục đích riêng hoặc sử dụng trên máy bay với điều kiện vật dụng này phải được hành khách tự thu xếp bảo quản:

Một túi xách tay, một ví của phụ nữ hay cặp sách, những vật dụng này không được ở dạng đóng gói thành kiện nếu không sẽ được tính như một kiện hành lý.

Một áo khoác, chăn hoặc khăn quàng.

Một ô che hoặc một ba toong (trừ loại có gậy, hoặc cán ô có đầu nhọn bịt kim loại).

Một máy tính xách tay, một camera loại nhỏ hoặc một ống nhòm.

Một số lượng sách vừa phải và dụng cụ đọc.

Đồ ăn của trẻ em để dùng trên máy bay.

Nôi trẻ em.

Xe đẩy tay gấp lại được.

Một đôi nạng gỗ, các đồ chân, tay giả.

Một số bệnh sau đây không thích hợp đi lại bằng đường hàng không

Theo các chuyên gia y tế, trong một số trường hợp cụ thể, nếu chứng bệnh được chẩn đoán là ổn định và được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và nhân viên ý tế có kinh nghiệm đi kèm để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người bệnh thì vẫn có thể được xem xét chấp nhận vận chuyển bằng đường hàng không.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro cho người bệnh và người thân, cần đặc biệt lưu ý và cân nhắc với những trường hợp mắc bệnh sau đây:

Người bị bệnh tim nặng đến giai đoạn hiểm nghèo như suy tim có triệu chứng tím tái hoặc bị tắc mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

Người bị bệnh nghiêm trọng ở bộ máy hô hấp, khó thở hoặc hen phế quản nặng; bị các bệnh gây tràn khí, tràn dịch màng phổi hay vừa qua các xét nghiệm y tế mà bọt khí còn tồn lưu trong hệ thống thần kinh trung ương như chụp Xquang não bơm khí, chụp não thất.

Những người có bệnh cao huyết áp (trên 230/130 mmHg) hoặc những người có bệnh huyết áp thấp (80/50 mmHg).

Người bị tổn thương gây ra các triệu chứng như ho ra máu tái phát, khạc ra máu, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

Người bị đột quị vừa mới trong vòng 4 tuần lễ.

Người bị các bệnh: khối u trung thất, thoát vị quá lớn, tắc ruột.

Người bị tổn thương não, vỡ xương sọ, gãy xương hàm phải mang nẹp vĩnh viễn.

Người bị thiếu máu nặng với mức phải mang Hemolobin dưới 8g/dl.

Người mới phẩu thuật (đặc biệt là ở đầu ngực bụng) chưa đủ thời gian để liền vết thương.

Người bị ảnh hưởng của say rượu, ma túy hay các chất kích thích.

Người bị bệnh tâm thần ở trạng thái không ổn định có thể gây nguy hiểm cho người khác.

Người bị liệt trong vòng 1 tháng kể từ khi khởi phát. Với trường hợp bị liệt do hành não dù ở giai đoạn nào cũng không nên đi máy bay.

Người bị bệnh ngoài da có thể gây nhiễm hoặc có hình dạng kỳ quái, hôi hám.

Người bị các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, sốt phát ban, đậu mùa, viêm não Nhật bản, lao tiến triển.

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.