RSS

Visa 407: lựa chọn cho người lao động hay miếng mồi nhử ngon cho các vụ lừa đảo?

18:30 27/08/2018

Việc loại bỏ visa 457 chuyển sang visa TSS đã phần nào gây ảnh hưởng rất lớn cho cộng đồng người Việt với mong muốn được qua Úc làm việc và sau đó là tìm kiếm cơ hội để xin định cư vĩnh viễn tại Úc theo diện tay nghề.

Tuy nhiên, đây không phải là con đường duy nhất. Ngoài visa TSS còn có visa huấn luyện tay nghề (Visa 407 - Training Visa), nhưng liệu đây có phải là lợi thế cho người nộp đơn hay là miếng mồi nhử ngon cho các vụ lừa đảo di trú?

Visa 407 là gì?

Chỉ trong năm 2016-2017 đã có 2,395 trường hợp nộp hồ sơ xin cấp Visa 407. Điều này cho thấy loại visa này đang được sự quan tâm rất cao sau khi loại visa 457 đã bị loại bỏ.

Nếu bạn có dự định tìm kiếm việc làm và tay nghề của bạn hiện đang là trong diện những ngành nghề mà Úc đang cần, nhưng tính theo thang điểm bạn không đủ điểm để xin cấp visa TSS để được định cư làm việc lâu dài tại Úc, thì visa 407 là cơ hội tốt cho bạn được qua Úc nâng cao tay nghề, phát triển chuyên môn của bạn.

Chính phủ Úc áp dụng cho những đối tượng mong muốn được đào tạo thêm, phát triển thêm về chuyên môn tay nghề tại Úc:

• Được đào tạo tại nơi làm việc (doanh nghiệp, công ty, tổ chức …) để nâng cao năng lực chuyên môn hiện tại của ứng viên.

• Hoặc tham gia trực tiếp vào một chương trình phát triển đào tạo nghề nghiệp tại Úc

Đặc điểm của Visa 407?

• Visa 407 được cấp 1 lần với thời hạn không quá 2 năm, có thể gia hạn thêm khi hết Visa. Đặc biệt loại Visa này không giới hạn số lần gia hạn Visa.

• Khi đang giữ Visa 407 tại Úc thì đương đơn có thể nộp đơn xin các loại Visa khác nếu có đủ điều kiện như Visa kết hôn, sinh viên,….

• Sau thời gian làm việc và nâng cao tay nghề nếu đủ điều kiện theo luật định đương đơn có cơ hội xin định cư theo các diện tay nghề trung dài hạn Visa TSS hay Visa bảo lãnh từ doanh nghiệp Visa186, 187 hay 189.

Đối tượng được xin Visa 407?

− Không giới hạn giới tính

− Độ tuổi từ 18 đến 35 có nhân thân tốt và không vi phạm pháp luật (tiền án, tiền sự) theo quy định của luật pháp Úc

− Trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học, trung cấp

− Trình độ tiếng ANh IELTS từ 4.5 trở lên hoặc những chứng chỉ khác có điểm tương đương

− Kinh nghiệm làm việc không yêu cầu nhưng đương đơn có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên xét cao

− Điều quan trọng là có tay nghề nằm trong list tay nghề được Bộ Nội Vụ quy định ngày 16/3/2018 cho diện Visa 407 (Migration (IMMI 18/050: Specification of Occupations—Subclass 407 Visa) Instrument 2018)

− Có sức khoẻ tốt và được kiểm tra theo đúng quy định. Bảo đảm mua bảo hiểm Y tế cho toàn thời gian sinh sống tại Úc theo diện Visa được cấp.

− Ngoài ra, điều quan trọng nhất là loại Visa này yêu cầu đương đơn bắt buộc phải có một công ty, tổ chức hay một trường học đứng ra bảo lãnh cho đương đơn tham gia một trong những hoạt động sau:

o Chương trình đạo tạo chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề tại Úc.

o Chương trình tào tạo trong lĩnh vực ngành nghề trong danh sách ngành nghề Visa 407, đương đơn phải làm việc toàn thời gian (full time) trong ít nhất 12 tháng đến 2 năm trở lại đây.

o Đương đơn đã có kinh nghiệm thực tế (từ 6 tháng trở lên) với những ngành nghề quy định trong danh sách ngành nghề Visa 407. Bây giờ đương đơn được mời qua Úc để thực hành thêm, nâng cao tay nghề để có thể lấy chứng chỉ theo quy định của Úc.

o Được mời tham gia chương trình đào tạo đặc biệt được cung cấp bởi chính phủ Úc, hoặc chương trình đào tạo đặc biệt được chính phủ của nước đương đơn đang sinh sống cung cấp. Các chương trình đào tạo thực hành thường yêu cầu tối thiểu 70% thời gian đào tạo phải thực hiện ngay tại nơi làm việc hoặc các hình thức đào tạo khác tại lớp học. Các tổ chức, công ty bảo lãnh phải được xem xét và được Bộ Nội Vụ xem xét thông qua trước khi đương đơn nộp hồ sơ xin Visa 407.

Hiện nay, các quảng cáo tuyển dụng visa 407 phổ biến là nghề làm nông trại, làm trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, đầu bếp, cơ khí, xây dựng. Mức lương hứa hẹn đưa ra từ những công ty tuyển dụng trong khoảng $33,000 - $40,000/năm. So với những người ở Việt Nam đây có thể là một con số khá lớn, tuy nhiên đối với điều kiện ở Úc, số tiền này thuộc loại thấp rất khó để dành dụm. Ngoài ra, điều kiện sống, chỗ ở như thế nào cũng ít khi được các công ty tuyển dụng nhắc đến.

Tại sao các loại visa liên quan tới nghề nghiệp lại là miếng mồi cho các vụ lừa đảo?

Theo thống kê của Viện di trú Úc, thì từ năm 2008 đến nay, trong nước Úc có 76 luật sư và đại diện di trú đã bị tước/treo giấy phép hành nghề vì đã vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp. Số tiền thiệt hại lên đến hàng triệu đô la. Trong đó không ít người là nạn nhân của các vụ lừa đảo Visa 457. Ngày 14/12/2017 một luật sư gốc Việt đã bị tước bằng hành nghề khi dính líu đến những cáo buộc có liên quan đến lừa đảo Visa 457.

Tạ Quang Huy

Tạ Quang Huy | Fellowship Viện Di trú Úc

Ngoài visa 457 thì visa 462 đang được các đối tượng lừa đảo công khai tuyên truyền. Visa 462 là loại Visa du lịch kết hợp làm việc mà thời gian gần đây Chính phủ Úc đã cho phép người dân Việt Nam được nộp đơn đăng kí loại Visa này nếu đủ điều kiện. Trên trang chủ của Đại sứ quán Úc tại Việt Nam đã đưa ra những cảnh báo về những thông tin sai sự thật nhằm lừa đảo người dân về loại Visa này.

Hầu hết các quy định của chính phủ Úc về những loại visa liên quan đến tay nghề đều thu hút sự chú ý của người Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều nhân công có tay nghề cao và chịu khó nhưng lại ít quan tâm và không có sự hiểu biết về thủ tục hành chính hay những quy định pháp luật của Chính phủ Úc liên quan đến những quy định và những hạn mức được đưa ra xem người nộp đơn có đủ chuẩn hay không. Người lao động chỉ mong muốn được qua Úc và làm việc, họ không quan tâm đến quy trình và cũng không hiểu hết được quy trình.

Nắm bắt được tâm lý này những dịch vụ di trú lừa đảo đã tìm kiếm và kêu gọi, đưa ra những lời hứa dễ dàng. Điều này làm cho người lao động lầm tưởng và đặt niềm tin. Họ sẵn sàng bán nhà bán, tài sản để đưa cho các trung tâm di trú hay những người làm di trú loại này. Họ tin rằng khi được qua Úc họ sẽ lao động và kiếm lại được số tiền đã bỏ ra.

Nhưng thực tế là để lấy được thường trú với visa lao động tạm trú phải trải qua nhiều giai đoạn và mất rất nhiều thời gian. Cứ qua mỗi giai đoạn, Bộ Nội Vụ lại tiến hành xác minh xem điều kiện của người lao động và điều kiện của công ty bảo lãnh có phù hợp luật định hay không. Điều này có nghĩa là ngay cả khi qua Úc rồi và đã đi làm rồi, nhưng phải mất một thời gian dài sau người lao động mới biết mình bị lừa đảo.

Để tránh tình trạng bị lừa đảo thì không có cách nào hiệu quả bằng việc chính người dân nên tự tìm hiểu, trang bị kiến thức về các loại visa và tìm hiểu kĩ quy định của pháp luật Úc về từng loại visa đó.

Cố Vấn Tạ Quang Huy

Fellow, Viện Di Trú Úc

Theo SBS

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.