RSS

Vợ quằп quại trêп bàп đẻ, chồпg thẳпg tay "hành động" khiến cả phòng sinh im bặt

00:06 19/11/2021

Không ai kịp trở tay ngăn cản lại vì không một ai nghĩ rằng anh chồng này lại có thể đối xử với vợ mình mạnh tay như thế.

Khi mang thai, người phụ nữ rất cần sự quan tâm lo lắng và chăm sóc của chồng. Không chỉ thế, các mẹ bầu nếu được còn không muốn “đi biển mồ côi một mình” nên sẽ lựa chọn phòng sinh gia đình để chồng có thể đồng hành cùng mình trong quá trình sinh con. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải anh chồng nào cũng đủ bình tĩnh, nhẫn nại để chịu đựng trước cảnh vợ mình đau đớn quằn quại và la hét không ngừng trong cơn chuyển dạ.

34 tuổi mới lấy chồng, hơn 1 năm sau chị Lý mới mang thai. Thế nhưng, từ khi vợ có bầu, chưa một lần nào chồng chị đưa vợ đi khám thai, anh luôn bận rộn đi làm kể cả thứ 7, chủ nhật với lý do để kiếm tiền đem đến cho vợ con cuộc sống tốt nhất. May mắn là cả thai kỳ diễn ra suôn sẻ.

Gần đến ngày dự sinh, chị Lý có bàn với chồng đăng ký phòng sinh gia đình, vì chị muốn anh ở bên cạnh mình trong lúc vượt cạn. Ban đầu, ông xã chị Lý không đồng ý, nhưng dưới sự năn nỉ của vợ và sự đồng ý của bác sĩ nên anh cũng miễn cưỡng chấp nhận.

Vợ quằn quại trên bàn đẻ, chồng thẳng tay amp;#34;hành độngamp;#34; khiến cả phòng sinh im bặt - 1

Trước sự năn nỉ của vợ và sự đồng ý của bác sĩ, chồng của chị Lý cũng miễn cưỡng chấp nhận vào phòng sinh cùng vợ (Ảnh minh họa).

Vì sinh con đầu lòng, sản phụ lại lớn tuổi và em bé to nên quá trình chuyển dạ kéo dài. Đã thế, chị Lý còn mắc bệnh tim nên càng nhanh mất sức khi phải chịu đựng các cơn đau thúc thấu trời. Chính vì thế, sản phụ yêu cầu chuyển qua sinh mổ. Song, chồng chị Lý lại phản đối việc này. Theo anh, sinh mổ hoàn toàn không có lợi cho con của mình nên nhất quyết không ký giấy sinh mổ. Anh còn bảo: “Bao nhiêu người khác cũng sinh thường được ấy thôi, vợ cố lên thêm một tí nữa, sau này tốt cho con”.

Thế nhưng, khi các cơn thúc ngày càng mạnh và dồn dập, chị Lý đã không thể chịu đựng được nữa. Chị bắt đầu chửi rủa chồng, rằng anh không phải là con người, không biết thương vợ, không bao giờ đưa vợ khám thai mà giờ còn bắt vợ phải chịu đau đớn vật vã để sinh thường. Nghe vậy, chồng sản phụ rất tức giận, anh định đứng dậy đi ra ngoài nhưng y tá liền ngăn lại vì lúc này chính là lúc mà sản phụ cần được chồng cận kề an ủi nhiều nhất. Nữ y tá cũng bảo anh hãy cố kiềm cảm xúc của mình lại, chỉ vì đau quá nên vợ anh mới nói thế thôi.

Vợ quằn quại trên bàn đẻ, chồng thẳng tay amp;#34;hành độngamp;#34; khiến cả phòng sinh im bặt - 2

Nghe vợ la hét liên tục chửi mình, chồng chị Lý đã không kiềm chế được cơn giận mà tát một bạt tai khiến vợ chảy máu miệng khi đang nằm trên bàn đẻ (Ảnh minh họa).

Quay lại nhìn vợ vẫn đang nằm trên bàn đẻ không ngừng la hét và chửi rủa mình, chồng chị Lý đã không thể kìm chế được nữa, anh tiến tới và tát một cái nảy lửa vào má khiến chị Lý chảy máu miệng. Cả phòng sinh bỗng im bặt trong tích tắc. Ngay sau đó, chị Lý bỗng khóc thét lên rồi ngất xỉu, bác sĩ vội kiểm tra em bé đang gặp nguy hiểm nên liền đẩy sản phụ qua phòng phẫu thuật gấp. Sau khi con chào đời, chị Lý còn bị băng huyết sau sinh.

Lúc này, anh chồng sản phụ mới thật sự hoảng hốt và hối hận, anh liền tục xin lỗi cầu mong vợ tha thứ. Sau nhiều giờ cấp cứu, cuối cùng chị Lý cũng tỉnh lại, nhưng chị đã quyết định không tha thứ cho chồng mà sẽ ly hôn ngay sau khi ra cữ.

Theo các bác sĩ, vai trò của người chồng trong quá trình vợ chuyển dạ sinh con là rất quan trọng. Bởi các anh không chỉ là chỗ dựa về thể xác, mà còn là điểm tựa tinh thần của vợ. Thế nên, các anh chồng cần:

- Túc trực bên vợ 24/24 trong quá trình vợ chuyển dạ và sinh con: Nếu không được vào phòng sinh, bạn nên ngồi chờ ở bên ngoài ngay cả khi vợ đã sinh con an toàn nhưng chưa ra khỏi phòng hồi sức. Còn nếu được vào phòng cùng vợ, hãy cố gắng động viên, an ủi vợ trong những cơn co thắt.

- Không được phép rời khỏi bệnh viện trong khi vợ sinh con: Vì bất cứ lúc nào sự cố cũng có thể xảy ra và bác sĩ cần thông báo cũng như yêu cầu người chồng ký một số giấy tờ cần thiết.

- Lúc nào cũng để giỏ đồ đi sinh ở bên cạnh mình: Khi bác sĩ gọi tên thông báo họ cần gì thì bố sẽ nhanh chóng đưa cho y bác sĩ.

- Luôn tin tưởng và hợp tác với bác sĩ: Nếu không may có tình huống nguy cấp xảy ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho người thân của sản phụ về cách giải quyết chẳng hạn như sinh thường khó nên phải chuyển qua sinh mổ thì các anh nên nhanh chóng làm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình hình thêm nghiêm trọng.

- Đừng quên nói lời yêu thương vợ: Để có thể mang đến cho chồng một đứa con, người phụ nữ đã phải hy sinh rất nhiều. Vậy nên, các anh đừng tiếc những lời yêu thương cảm ơn vợ sau khi vợ vừa trải qua một ca sinh nở.

5 'siêᴜ łɦực ρɦẩɱ' пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

5 "siêᴜ łɦực ρɦẩɱ" пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

Tɦeo łiếп sĩ Heɑłɦeɾ Moɗɑy (Mỹ) – пɦà пɢɦiêп cứᴜ ʋề ɱiễп ɗịcɦ ʋà ɓác sĩ y ɦọc cɦức пăпɢ, ɓấł cứ łɦực ρɦẩɱ пào ɢiàᴜ ʋiłɑɱiп ʋà ƙɦoáпɢ cɦấł ᵭềᴜ ℓà łɦực ρɦẩɱ łốł cɦo ɦệ ɱiễп ɗịcɦ.