RSS

'Mỹ dẫn độ người sáng lập Wikileaks là đòn giáng vào tự do báo chí'

18:00 15/04/2019

Luật sư của người sáng lập Wikileaks Julian Assange nói rằng việc dẫn độ ông về Mỹ là tấn công quyền của các phóng viên trên thế giới đưa những bí mật ra trước ánh sáng. 

Hôm thứ năm tuần trước 11/4 ông Julian Assange, người Úc, sáng lập viên của Wikileaks, đã bị cảnh sát Anh lôi ra khỏi tòa đại sứ Equador ở Luân Đôn, nơi ông đã ẩn náu trong 7 năm qua.

Lý do cảnh sát Anh bắt là vì ông vi phạm lệnh tại ngoại trong khi chờ quyết định của tòa với yêu cầu dẫn độ của Thụy Điển với cáo giác xâm hại tình dục, khi ông xin tịn nạn.

Điều đó có nghĩa nay ông Assange sẽ phải qua Thụy Điển để trả lời các cáo giác xâm hại tình dục, và trong lúc ở Thụy Điển có thể ông sẽ bị dẫn độ qua Mỹ vì cáo trạng xâm nhập hệ thống máy tính của Ngũ Giác Đài.

Một viên chức Mỹ không muốn nêu tên cho hãng tin Reuters hay nhà chức trách Mỹ đã gửi cho Anh lệnh bắt giữ tạm thời liên quan đến việc dẫn độ ông Assange sang Mỹ.

Tuy nhiên các công tố viên Mỹ có chưa đầy hai tháng để trình cho nhà chức trách Anh luận cứ hình sự cuối cùng và chi tiết biện giải cho việc dẫn độ người sáng lập WikiLeaks.

Luật sư của ông Assange, bà Jennifer Robinson, nói với Sky News nguy cơ bị dẫn độ qua Mỹ là điều thân chủ của bà lo lắng nhất.

"Trường hợp này luôn là lo lắng của ông ấy sợ phải đối mặt với công lý Hoa Kỳ. Chúng tôi đã được cảnh báo từ năm 2010 và tôi đã lo liệu cho ông ấy kể từ lúc Thuỵ Điển cũng đòi dẫn độ. Chúng tôi nghĩ rằng đó là điều xảy ra. Ông ấy lâu nay vẫn lo lắng về điều đó. Ông ấy được tòa đại sứ Ecuador cho tị nạn bởi vì nguy cơ ông ấy bị dẫn độ qua Mỹ."

Luật sư Robinson nói ông Assange đã luôn hợp tác với nhà chức trách Thụy Điển để trả lời các cáo giác xâm hại tình dục. Nhưng ông phải xin tị nạn bởi vì không chắc là Thụy Điển có ngăn chặn được lệnh dẫn độ của Mỹ hay không. 

Thủ lãnh đối lập ở Anh, ông Jeremy Corbyn nói ông Assange phải đối mặt với các cáo giác ở Thụy Điển là đúng rồi, nhưng quan ngại nếu rồi ông ấy bị dẫn độ qua Mỹ.

"Tôi đã nói nhiều lần rằng ông Assange phải trả lời các cáo giác xâm hại tình dục, tòa sẽ xét xử điều đó có xảy ra hay không, và ở đâu. Nhưng tôi phản đối việc ông ấy bị dẫn độ qua Mỹ vì tôi tin rằng Wikileaks đã cho chúng ta biết sự thật những gì xảy ra ở Afghanistan và Iraq."

Chủ bút hiện tại của Wikileaks là phóng viên điều tra người Iceland, Kristinn Hrafnsson được ông Assange bổ nhiệm hồi tháng 9 năm 2018, sau một thời gian làm phát ngôn nhân cho Wikileaks.

Ông Hrafnsson nói những gì ông Assange làm là công việc của một phóng viên điều tra, chứ không phải là một tin tặc phạm pháp.

"Ông ấy sẽ không bao giờ được xét xử công bằng ở Mỹ. Ông ấy không nên bị dẫn độ chỉ vì làm việc của một phóng viên. Với tình hình chính trị ở Mỹ và những gì chúng ta đã nghe thấy ở đó, chắc chắn ông ấy sẽ không có được một phiên tòa công bằng ở Mỹ."

Trường hợp của người sáng lập Wikileaks khiến cho các phóng viên ở Mỹ quan ngại.

Giáo sư Raju Narisetti tại phân khoa báo chí của đại học Columbia University cho biết các nhóm tranh đấu cho tự do báo chí đang tìm mọi cách để cho chuyện này trở thành một tiền lệ bởi vì nó sẽ gây khó khăn cho công việc điều tra của các phóng viên.

"Nó sẽ là vấn đề bởi vì dưới con mắt của Bộ Tư Pháp nó bao gồm nhiều khía cạnh trong công việc của các phóng viên. Một trong những khía cạnh quan trọng của tự do báo chí là quyền khai thác các nguồn tin. Và làm sao để bảo vệ danh tính của các nguồn tin đó. Vì vậy nếu anh truy tố ông ấy trên cơ sở đó thì rõ rằng gây khó khăn cho các phóng viên rồi."

Tuy nhiên Giáo sư Narisetti nghĩ rằng tư cách phóng viên của ông Assange không rõ ràng.

"Nếu anh định nghĩ phóng viên là người đi tìm sự thật thì ông ấy là một người như vậy. Nhưng ông ấy sẽ không phải là một phóng viên nếu không tuân theo các tiêu chuẩn và đạo đức hành nghề của một phóng viên."

Chủ bút Wikileaks, Kristinn Hrafnsson qua quyết những gì được công bố về hoạt động của Mỹ ở Iraq, Afghanistan, và gần đây hơn hồ sơ Panama đã thay đổi công việc của các phóng viên.

"Rõ ràng không ai có thể phủ nhận sự đóng góp cho báo chí của ông Julian Assange và Wikileaks trong một thập niên qua, và có cả tôi trong đó. Rõ ràng đây là truy tố báo chí vì lý do chính trị."

Ông Julian Assange hiện đang bị giam ở Luân Đôn chờ ra tòa vào ngày 2/5.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.