10 món cháo rất ngon chính là thuốc tự nhiên cho người viêm phế quản mạn tính, ho lâu ngày, kể cả trẻ em
Bố mình bị viêm phế quản mãn tính, bao năm nay bị bệnh mà chữa nhiều cách không khỏi. Mỗi lần thời tiết thay đổi ông lại bị ho, sốt và khó thở rất khổ sở. Mỗi lần như thế, cứ uống 1 đợt thuốc kháng sinh 7 ngày cũng thấy đỡ, nhưng 1 thời gian lại tái đi tái lại.
Hôm vừa rồi có bác hàng xóm mách cho cách sử dụng mấy món cháo có tác dụng tốt cho căn bệnh này, mình nấu thử cho bố ăn kết hợp với việc điều trị, t hì thấy bệnh tiến triển nhanh hơn và cũng không bị tái phát thường xuyên nữa các mẹ ạ.
Mình mừng quá nên vào mạng tìm hiểu thì cũng thấy nhiều người khen các món cháo thuốc này lắm. Nay mình lên đây chia sẻ để những ai đang bị viêm phế quản như bố mình thì nấu thử để ăn xem sao nha.
Ảnh minh họa/nguồn: Internet
Các món cháo thuốc chữa viêm phế quản mạn tính được thực hiện như sau:
Cháo phổi lợn, nhân ý dĩ
Nguyên liệu: Phổi lợn 500g, gạo lức 100g, nhân ý dĩ 50g.
Cách nấu: Phổi lợn đem rửa sạch, cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, rượu vang vừa đủ, nấu chín. Sau đó vớt ra, cắt quân cờ rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, nhân ý dĩ, hành, gừng tươi, muối vừa đủ, rượu vang vừa đủ. Khi sôi thì vặn nhỏ lửa cho tới khi gạo chín nhừ là dùng được. Ngày 1 bát, chia vài lần, ăn thường xuyên.
Công dụng: Bổ tỳ phế, khỏi ho. Dùng cho người mắc chứng viêm phế quản mạn tính, lao phổi...
Cháo vỏ quýt
Nguyên liệu: Vỏ quýt tươi 30g, gạo lức 50-100g.
Cách nấu; Vỏ quýt đem rửa sạch, nước vừa đủ nấu lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo lức đãi sạch nấu thành món cháo loãng. Ngày 1 bát chia ăn vài lần.
Công dụng: Táo thấp, lý khí, hết đờm. Dùng cho người bị viêm phế quản mạn tính, ho có đờm. Người bệnh âm hư, ho khan hoặc ho khan không đờm, thổ huyết không nên dùng.
Cháo gừng tươi, sơn trà
Nguyên liệu: Lá sơn trà 15g, gừng tươi 15g, gạo lức 100g, dầu ăn, muối vừa đủ.
Cách nấu: Gừng tươi đem rửa sạch, cắt lát.Gạo lức đãi sạch, cho cùng lá sơn trà, với nước vừa đủ đun sôi. Vặn nhỏ lửa cho chín nhừ thành cháo, khi chín cho dầu ăn, muối vừa đủ là dùng được. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Công dụng: Kiện vị, trừ đờm, hết ho, hạ khí. Dùng cho chứng viêm phế quản mạn tính, ho có đờm.
Cháo tứ nhân
Nguyên liệu: Bạch quả nhân 2g, Cam hạnh nhân 2g, hạnh đào nhân 5g, lạc nhân 5g, trứng gà 1 quả.
Cách nấu: Đem cả 4 vị thuôc trên đighiền vụn, cho trứng gà nấu vừa một bát. Ăn vào buổi sáng hàng ngày, dùng liên tục trong nửa năm.
Công dụng: Bài thuốc có tác dụng khỏi ho, bình suyễn. Dùng cho chứng viêm khí quản mạn ở người già.
Cháo bí đao, nhân ý dĩ
Nguyên liệu: Bí đao 20-30g, nhân ý dĩ 15-20g, gạo lức 100g.
Cách nấu: Bí đao đem rửa sạch, đổ nước nấu lấy nước bỏ bã. Ý dĩ và gạo lức đãi sạch, thêm nước vừa phải nấu với nước bí đao thành món cháo loãng. Ngày 1 bát chia ăn vài lần.
Công dụng: Thanh nhiệt hết đờm, kiện tỳ thẩm thấp, thanh nhiệt trừ phong. Dùng cho người bị viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Cháo xa tiền tử (hạt mã đề)
Nguyên liệu: Xa tiền tử 10-15g, Gạo lức 50g.
Cách nấu: Xa tiền tử đẹm bọc trong 1 lớp vải rồi cho vào nồi đất, nấu cùng với 0,2 lít nước cho tới khi còn 0,1 lít, bỏ túi thuốc. Sau đó cho gạo lức đã đãi sạch vào thêm 0,4 lít nước nấu thành cháo loãng. Ngày 2 lần, ăn nóng.
Công dụng: Bài thuốc có tác dụng lợi thuỷ tiêu phù thũng, sáng mắt, trừ đờm khỏi ho, dưỡng gan. Dùng cho các chứng viêm phế quản ở người già, tiểu tiện khó, thấp nhiệt ẩm, khí hư, tiểu máu, ho nhiều đờm, mắt đỏ sưng đau và người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, kết mạc cầu phù thũng... Người thận hư, hoạt tính không nên dùng.
Ảnh minh họa/nguồn: Internet
Cháo chim sáo
Nguyên liệu: Chim sáo 1 con, gạo lức 100g.
Cách nấu: Chim sáo bỏ đầu, chân, lông, nội tạng, cắt miếng rồi cho vào nồi. Gạo lức đãi sạch, cho vào nồi cùng chim sáo, thêm nước vừa đủ và nấu cháo. Khi cháo chín cho muối vừa đủ. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Công dụng: Dùng cho người già bị trĩ ra máu, ho, viêm phế quản mạn tính.
Cháo bạch tiền
Nguyên liệu: Bạch tiền 50g, gạo lức 100g.
Cách nấu: Bạch tiền rửa sạch, cho 0,2 lít nước nấu còn 0,1 lít, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức vào, thêm 0,8 lít nước nấu thành món cháo đặc. Ngày 1 bát chia ăn vài lần.
Công dụng: Tả phế, hạ khí, hạ đờm, hết ho. Dùng cho người mắc các chứng viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, suyễn mạn, ho nhiều đờm hoặc đờm khò khè giữa hầu, trẻ con cam tích, đau khoang dạ dày. Người ho suyễn do thận khí ô hư và phế khí ô hư không nên dùng.
Cháo đình lịch tử (hạt đay)
Nguyên liệu: Hạt đình lịch ngọt 10g, gạo lức 100g.
Cách nấu: Hạt đình lịch bỏ tạp chất, bắc lên bếp sao nhỏ lửa đến khi dậy mùi thơm, để nguội, cho nước cô đặc, bỏ bã, Sau đó cho gạo lức đãi sạch vào, thêm nước vừa đủ nấu chín. Ngày 1 bát chia vài lần.
Công dụng: Hạ khí, hành thuỷ. Dùng cho người mắc chứng viêm phế quản mạn tính, ho viêm phổi có đờm, thở dốc hoặc phù chi dưới, hàn thâm phù thũng. Người ho phế hư, tỳ hư, phù thũng không dùng.
Cháo tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu)
Nguyên liệu: Tang bạch bì tươi 30g (khô 13g), gạo lức 50g.
Cách nấu: Tang bạch bì đem rửa sạch, cho 0,2 lít nước nấu còn 0,1 lít nước, bỏ bã lấy nước đặc. Sau đó cho gạo lức đãi sạch và 0,4 lít nước vào nấu cùng nước tang bạch bì đến khi gạo nở cháo đặc là được. Ngày ăn hai lần.
Công dụng: Tả phế bình suyễn, lợi tiểu hết phù. Dùng cho người mắc các chứng viêm phế quản mạn tính, ho phế nhiệt, thở dốc, đờm nhiều, mặt phù, tiểu tiện khó... Người ho phế hàn, ho cảm phong hàn không nên dùng.
Nguồn: Tổng hợp
Link nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-vat-meo-hay/10-mon-chao-rat-ngon-chinh-la-thuoc-tu-nhien-cho-nguoi-viem-phe-quan-man-tinh-ho-lau-ngay-ke-ca-tre-em
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.