1537 người Úc khỏa thân tắm sông để mừng ngày Đông Chí
Kỉ lục ghi nhận 1,537 người dân ở Tasmania đã đánh dấu ngày Đông Chí năm nay bằng cách…khỏa thân bơi lội tại dòng sông Derwent, tương tự như các nhà thám hiểm ở Nam Cực đã xuống bơi tại vùng nước đóng bắng ở trạm Casey.
Người Úc đã đánh dấu ngày Đông Chí – ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm, bằng việc nhảy ùm xuống dòng nước lạnh giá mà không một mảnh vải che thân.
Kỷ lục ghi nhận 1,537 người dân Tasmania đã ‘can đảm’ khỏa thân bơi lội trên dòng sông Derwent lạnh lẽo, bao gồm cụ ông Graeme Mineall 74 tuổi, ông đã quyết không để chiếc xe lăn của mình cản trở việc ăn mừng.
“Lúc xuống nước thì nó không lạnh như tôi từng nghĩ, mà khi lên bờ rồi mới thấy lạnh tê tái,” ông Mineall hiện đang mắc khá nhiều bệnh xơ cứng cơ.
Những người chăm sóc như Sarah Frands và Angie Cassidy đã giúp ông Mineall bằng cách lội xuống nước cùng ông giữa dòng nước lạnh 14 độ C.
“Nếu bạn có thể thì bạn nên thử. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời.”
Với nhiệt độ không khí khoảng 7 độ C, đám đông đã quấn khăn tắm quanh mình và đợi mặt trời mọc vào lúc 7:22 sáng.
Hầu hết mọi người khi vừa mới xuống nước đều la toáng lên vì lạnh, còn lại thì họ trông có vẻ rất thoải mái bơi lội sau đó.
Họ không mặc gì ngoài cái mũ bơi màu đỏ, sau khi bơi lội thỏa thuê, đám đông đã kéo lên bờ và bắt đầu tìm lấy khăn tắm để quấn mình, số lượng khăn năm nay nhiều quá mức cần thiết do nhà tổ chức rút kinh nghiệm từ việc thiếu hụt khăn năm ngoái.
“Chúng tôi đã mua dư quá nhiều lần này,” người tổ chức Kate Gould cho biết.
Liss Finney chia sẻ đây là một cách tuyệt vời để đánh dấu sinh nhật thứ 26 của cô.
“Tôi rất phấn khích,” cô nói. “Da của bạn bắt đầu nhăn nheo lại một chút vì lạnh, và thật khó để có thể điều chỉnh được nhịp thở.”
Đám đông 1,537 người đã đánh bại kỷ lục năm ngoái đến vài trăm.
Việc bơi giữa mùa đông nhằm vinh danh những nhà thám hiểm đầu tiên
Đội thám hiểm Nam Cực của Úc cũng đã theo dõi chương trình bơi truyền thống này, và chính họ cũng đã can đảm lao xuống biển với cái lạnh -22 độ C.
Việc giữ gìn và phát huy truyền thống vào ngày Đông Chí này bắt đầu từ những nhà thám hiểm đầu tiên như Ngài Douglas Mawson.
Những lễ hội ăn mừng giữa mùa Đông được diễn ra tại 3 trạm nghiên cứu Nam Cực của Úc, và tại đảo Macquarie ở Nam Cực cũng có hẳn một bữa tiệc để mọi người cùng nhau ăn mừng, trao đổi các món quà thủ công, chơi những trò chơi mùa đông và nhận những tin nhắn từ quê nhà.
Đông Chí đánh dấu ngày ngắn nhất trong năm, có nghĩa là cuộc hành trình hướng tới mùa hè đã bắt đầu.
Huyền thoại giao mùa vẫn còn tồn tại cho đến nay
Các nhà khí tượng học và các nhà thiên văn học đã chia sẻ thắc mắc của họ.
Nhà thiên văn học Giáo sư Tim Bedding đã chia sẻ những huyền thoại về cách mà các mùa thay đổi như thế nào, cho đến nay vẫn còn tồn tại.
“Sự nhầm lẫn thường gặp nhất là hầu hét mọi người sẽ nghĩ mùa hè và mùa đông xảy ra khi trái đất gần với mặt trời hơn vào mùa hè và ở xa hơn khi vào mùa đông,” ông chia sẻ với APP vào hôm thứ Năm.
“Không ít trí thức vẫn còn nghĩ như vậy mà.”
Tuy nhiên giáo sư Bedding đã chia sẻ rằng hành trình của trái đất xoay quanh mặt trời là gần như chuyển động vòng tròn, và hiện tượng mùa diễn ra thực tế là vì độ nghiêng của trái đất làm cho bán cầu bắc và nam nhận tiếp xúc với mức độ khác nhau với mặt trời trong quỹ đạo quanh năm.
“Chúng tôi vẫn nhận được ánh sáng mặt trời, nhưng không được lâu. Và khi mặt trời lên lại nằm gần hơn với trái đất và sức nóng từ mặt trời lan ra trên một khu vực rộng hơn,” ông cho biết.
Theo SBS Vietnamese
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.