RSS

20 năm gông cùm đau đớn vì bị rút mật, gấu mẹ kết liễu đời con rồi tự vẫn

06:30 01/02/2019

Câu chuyện dưới đây vạch trần tội ác dā mąn của các trang trại nuôi gấu lấy mật ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Từ lâu, trong quan niệm lưu truyền trong dân gian, mật gấu được xem là một loại thần dược chữa trị bách bệnh. Chính vì thế ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Myanmar, người dân tin rằng loại mật này còn có khả năng chữa được bệnh ung thư, đã có rất nhiều trang trại nuôi gấu hoạt động bí mật, và những chú gấu ở đây được lấy mật theo những cách thức vô cùng đau đớn.

Những chú gấu bị nuôi nhốt trong những chiếc lồng sắt chật hẹp tù túng.

Những con gấu được nuôi nhốt trong những chiếc lồng sắt chật hẹp tù túng, hầu như chỉ vừa đủ thân mình, không thể di chuyển. Chúng được cho ăn những loại thức ăn trái với tự nhiên, như cơm hay cháo rau củ, khiến chúng mắc rất nhiều vấn đề về sức khỏe và còn bị trầm cảm, thường tự đập đầu vào những thanh sắt trong lồng. Trung bình chúng sẽ được nuôi trong vòng 20 năm để khai thác mật, cho đến khi hết mật, chúng sẽ bị giết chết.

Đến thời điểm lấy mật, những con gấu sẽ bị trói và kéo căng cả 4 chân, sau đó được tiêm cho một liều thuốc gây mê cực mạnh trước khi bụng của chúng bị đục thủng một chiếc lỗ vĩnh viễn trên đó. Người ta sẽ lấy mật chúng bằng cách xỏ một chiếc ống tiêm xuyên qua chiếc lỗ vào thẳng túi mật rồi hút chất mật đó ra, hoặc đút vào đó một ống thông và để mật nhỏ giọt vào một chiếc ly.

Hình ảnh một con gấu bị gây mê để lấy mật.

Mỗi ngày chúng sẽ bị vắt mật 1-2 lần như người ta vắt sữa bò.

Mỗi ngày con gấu sẽ bị lấy mật đều đặn một lần, hôm nào cơ thể chúng tiết ra nhiều mật, chúng sẽ bị lấy hai lần. Vì chiếc lỗ để hút mật không được để cho liền da nên chúng phải mang vết thương này suốt đời, đi kèm với đó là sự đau đớn không sao tả siết vì nhiễm trùng. Tiếng rên siết đầy ám ảnh của chúng có thể được nghe thấy rất rõ trong đêm, như những lời than khóc đầy ai oán cho số phận nghiệt ngã của chúng.

Không chỉ lấy mật, đôi khi những những con gấu ở đây còn bị chặt đứt cả bàn chân vì người ta tin rằng chân gấu là món ăn bổ dưỡng và có công dụng chữa bệnh. Hình ảnh những con gấu tàn tật, sứt què, rỉ máu vì thương tích là rất thường thấy trong cách trang trại nuôi nhốt tập thể.

Chân gấu được xem là món ăn bổ dưỡng.

Một số lượng chân gấu khổng lồ ở một trang trại.

Khi sự đau đớn là không thể chịu đựng nổi, chúng sẽ tự tìm đến cái chết để giải thoát bằng cách đấm hoặc cào cấu vào bụng mình. Hoặc chúng sẽ tự kết liễu đời mình theo những cách không ai có thể tưởng tượng nổi.

Suốt những năm qua, một cặp mẹ con nhà gấu bị nuôi nhốt lấy mật theo cùng một cách thức tại một trang trại xa xôi hẻo lánh thuộc miền tây nam Trung Quốc. Có lẽ những sự thống khổ mà chúng phải chịu đựng là quá lớn cho nên khi một nhân viên của trang trại đến bắt con gấu con và giở bụng nó ra để chuẩn bị tiến hành lấy mật, tiếng la hét của nó đã khiến cho con gấu mẹ bị kích động.

Tiếng la hét của con gấu con khiến gấu mẹ bị kích động.

Một câu chuyện đau lòng đã xảy ra khi gấu mẹ giết chết đứa con của nó rồi tự sát.

Gấu mẹ đã lồng lên, phá sập cái lồng đang nhốt nó khi nghe thấy tiếng gấu con rít lên lo sợ trước lúc bị một công nhân chích thủng bụng để lấy mật. Gấu mẹ lao thẳng đến chuồng gấu con trong khi công nhân bỏ chạy tán loạn. Gấu mẹ giật lắc cái chuồng điên cuồng hòng cứu con ra. Không thể phá sập chuồng, gấu mẹ bất ngờ ôm lấy con rồi cuối cùng siết chặt nó đến chết. Bỏ gấu con xuống, gấu mẹ lao đầu vào bức tường gần đó tự sát, theo Daily Mail.

Những hình ảnh thật đau lòng và đáng lẽ không nên xảy ra.

Mật gấu, cao hổ, sừng tê giác, ngà voi… vì sao có những con vật phải chết hay hứng chịu đau đớn chỉ để phục vụ cho lợi ích của con người? Vì sao có những loài vật phải đứng trên bờ vực tuyệt chủng chỉ để loài người được kéo dài thêm tuổi thọ? Có phải con người chúng ta đã quá tham lam và tàn ác không?.

(Ảnh: Internet)

Theo yan.thethaovanhoa.vn

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.