RSS

4 lời khuyên cho du học sinh Việt tại Úc để có việc làm thêm tốt nhất

19:00 10/02/2019

Đọc các câu chuyện đang dậy sóng ở Úc trong bài “Nạn chèn ép người Việt ở Úc”, tôi rất đồng cảm. Nhân đây, tôi muốn góp vài lời khuyên cho các bạn du học sinh chuẩn bị hoặc đang học tập tại Úc.

Tôi từng sang Úc học hai năm (2012-2014). Có lẽ tôi may mắn hơn nhiều bạn du học sinh khác vì đi học theo chương trình học bổng của Chính phủ Úc (trước đây là chương trình ADS tại Việt Nam, nay là chương trình AAS). Chương trình này chi trả cho tôi mỗi tháng khoảng 2.200 AUD (1 đôla Úc hiện nay khoảng 17.000 đồng). Với số tiền này, tôi hoàn toàn yên tâm, xài tiện tặn cũng còn dư chút đỉnh để dành làm chuyện khác.

4 lời khuyên cho du học sinh tại Úc
Anh DANH QUỐC CƯỜNG – Ảnh: NVCC

“Sau lần làm việc đó, tôi đã không chọn cách tìm việc qua quen biết mà tự làm theo cách của mình. Tôi chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ xin việc công phu, in ra nhiều bản, rồi ghé 20 công ty, cửa hiệu của người bản xứ xin gặp ông chủ để trao đổi. Kết quả là sau một tháng, nhiều nơi gọi điện nhận tôi vào làm, lương không dưới 20 AUD/giờ, được hưởng đủ các loại quyền lợi, sòng phẳng, được nghỉ ngơi theo quy định

Chỉ làm được một ngày

Thế nhưng đã là du học sinh, tôi nghĩ ai cũng cần phải đi làm vì ba lý do chính: (1) học trên lớp không đủ, thiếu thực tế nên cần phải sử dụng quyền được làm việc 40 giờ/hai tuần để trải nghiệm cuộc sống tại Úc; (2) xem như một hoạt động giải trí và (3) tất nhiên là để kiếm thêm thu nhập.

Là người Việt, tôi cũng ưu tiên gõ cửa các ông chủ là người VN để tìm việc, nghĩ rằng vì tình đồng hương chắc họ dễ cảm thông hơn, dễ gần gũi và dễ được chiếu cố. Tuy nhiên chỉ sau một ngày làm việc, tôi đã phải báo xin nghỉ vì không thể tiếp tục làm theo kiểu bị đối xử “như nô lệ”.

Tôi được nhận vào một cửa hiệu bán thực phẩm tươi sống của người Việt ở bang WA (Tây Úc). Họ chỉ trả tiền mặt 12 AUD/giờ trong khi mức lương cơ bản theo quy định là 17,5 AUD/giờ. Lương thấp đã đành, cách quản lý kiểu bóc lột sức lao động của họ thật không thể tin nổi. Nào là camera an ninh, lực lượng giám sát dày đặc, mỗi người lao động phải đeo một cái máy bộ đàm và bị kêu réo liên tục, rồi áp lực khách hàng, áp lực chuyển hàng, giao hàng không dứt… Còn những lời nói tục, chửi thề thì không thể tả.

Trong 10 tiếng làm việc, tôi gần như không có được 15 phút nghỉ ngơi. Đi vệ sinh cũng không yên. Tôi là nam có thể chịu được nhưng tội cho một chị bạn khi nghe chị phải thốt lên rằng: “Tôi đứng tính tiền, nhịn đi tiểu, ít dám uống nước riết chắc bị bệnh thận hoặc bị… bí luôn”. Nghe sao chua chát quá!

Đến giờ ăn trưa, tôi tranh thủ ra quán ăn kế bên gọi tô bún Thái. Do không được cho phép nghỉ trưa nên tôi phải mang theo máy bộ đàm, vừa ăn vừa lo sợ bị kêu réo tên mình. Đúng như dự đoán, tôi mới ăn chưa đầy hai phút thì bị gọi trở về vị trí làm việc để hỗ trợ khách hàng. Xong việc, khoảng 15 phút sau tôi quay lại quán ăn thì đồ ăn của tôi đã bị dẹp mất. Cũng may ông chủ tiệm ăn tốt bụng, thay thế cho tôi món khác miễn phí.

Tôi cố ăn nhanh cho xong bữa, vừa ăn phải vừa trả lời câu hỏi công việc qua máy bộ đàm. Lúc đó một anh bạn người bản xứ ngồi bàn bên cạnh hỏi tôi một cách đầy ngạc nhiên: “Do they give you the phone to keep you on track?” (Họ đưa anh cái máy để giữ anh làm việc suốt vậy sao?). Tôi nói “yes” thì anh này lại hỏi tiếp: “Is this a Vietnamese shop?” (Shop người Việt phải không?). Tôi lại nói “yes”. Nhìn nét mặt mệt mỏi của tôi có lẽ anh ta hiểu và không nói nữa, chỉ gật gật. Nhưng tôi biết chắc anh ta cũng nghĩ giống các bạn du học sinh đang dậy sóng ở Úc hiện nay: “Người Việt sao lại bóc lột đồng hương đến thế?”.

Chủ động để tìm được việc tốt

Nhân câu chuyện đang dậy sóng của du học sinh Úc, tôi muốn góp vài lời khuyên cho các bạn du học sinh chuẩn bị hoặc đang học tập tại Úc:

1. Đã đi du học và muốn làm thêm, bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn việc ở nước sở tại. Tình đồng hương ai cũng có nhưng mình đang đi du học chủ yếu để nâng cao ngoại ngữ, tại sao lại phải làm cho những người nói tiếng Việt? Mình có vô số cách để thể hiện tình đồng hương, ủng hộ hàng Việt, giới thiệu văn hóa Việt, khẳng định cái hay, cái đẹp của người Việt. Do đó không nhất thiết phải vào làm cho một số người VN thiếu tôn trọng pháp luật.

2. Xin làm việc cho người bản xứ mặc dù khó khăn lúc đầu, có thể gặp rào cản về ngoại ngữ nhưng không phải là quá khó khăn. Chỉ cần biết rõ điểm mạnh của mình và thể hiện sự quyết tâm thì họ chấp nhận. Nên tự tin xin gặp các ông chủ nói tiếng Anh, đừng ngại, đừng sợ và xem như một hoạt động học hỏi, không có gì xấu hổ cả.

3. Và tất nhiên không phải ông bà chủ người Việt nào bên ấy cũng xấu, cũng bóc lột. Nên lưu ý là không phải chủ “Tây” nào cũng tốt. Vấn đề ở đây là các bạn du học sinh Việt cần phải tỉnh táo, ưu tiên làm việc cho những nơi nói tiếng Anh, hợp với mình, sàng lọc kỹ càng trước khi quyết định.

4. Cuối cùng là đừng bao giờ quyết định đi du học trong tình trạng bản thân và gia đình bị áp lực tài chính quá lớn. Đây là điểm yếu đang bị các đồng hương Việt lợi dụng, bất chấp pháp luật của nước sở tại.

Nguồn: Alouc.com

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.