4 việc quaп trọпg mẹ cầп làm khi maпg thai vào tháпg thứ 8
Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần chú ý vài điều dưới đây để thai nhi phát triển toàn diện và thuận lợi cho quá trình sinh nở.
Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn gần sinh, mẹ cần chú ý hơn đến sức khỏe vì chúng rất quan trọng với thai nhi. Trong thời khắc này, mẹ bầu sẽ phải thực hiện điều chỉnh hàng loạt từ chế độ ăn đến nghỉ ngơi và các hoạt động “làm tổ”.
1. Mang thai tháng thứ 8- Cẩn thận với sinh non
Đối với bà bầu, cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ 8 với các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối để tránh tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ. Nếu đang là mùa hè nóng nực, mẹ bầu sẽ thích ăn vặt, uống đồ lạnh thậm chí ăn kem nhưng đây là những điều cấm kỵ với bà bầu mang thai tháng thứ 8. Tốt nhất, mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi vận động để dễ sinh, mẹ nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng, không vận động mạnh, quá sức để tránh trường hợp sinh non.
2. Cân nhắc việc nghỉ thai sản
Khi mang thai đến gần tháng sinh, lúc này em bé trong bụng ngày càng một lớn khiến bụng mẹ ngày càng to ra. Nếu vẫn cố gắng đi làm vào thời điểm này có thể khiến mẹ bầu bị áp lực công việc và bị suy kiệt cơ thể.
Do đó, trong trường hợp bà bầu thường xuyên thấy mệt mỏi khi mang thai thì hãy cân nhắc đến nghỉ thai sản sớm và nghỉ ngơi để tránh trường hợp xấu xảy ra. Tóm lại, khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu hãy lên kế hoạch chuẩn bị cho thời gian nghỉ sinh, đó là lựa chọn tốt nhất cho bản thân và an toàn cho thai nhi.
3. Mang thai tháng thứ 8 tránh di chuyển đường dài
Nhiều mẹ bầu bận rộng trong công việc dù đã đến giai đoạn sắp chào đón em bé ra đời. Vì thế, nhiều người có thể muốn tranh thủ đi chơi để nghỉ ngơi, hoặc đi công tác trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc thực hiện một chuyến di chuyển dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và độ an toàn của thai nhi. Bởi trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của mẹ rất nặng nề và dễ bị hụt hơi, do đó tác động không tốt đến sức khỏe em bé.
Nếu để bản thân mất sức sẽ khiến em bé phát triển không được toàn diện, tăng nguy cơ sinh non. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển xa, mẹ nên cầm theo giấy tờ liên quan để sẵn sàng nhập viện nếu có vấn đề gì không may xảy ra.
4. Xoay ngôi thai
Đến tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ ràng thai nhi đang ngày một chuyển động kém hơn, sức cử động không còn mạnh mẽ như trước do tử cung chật chội vì kích thích em bé tăng. Lúc này, mẹ có thể đến bệnh viện để kiểm tra vị trí ngôi thai có thuận hay không. Nếu vị trí thai chưa đúng, ngôi thai không thuận thì cần được can thiệp để điều chỉnh lại tư thế thai nhi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Đến ngày dự sinh, nếu vị trí thai nhi bình thường thì có thể sinh thường, còn nếu vị trí không thuận lợi mẹ bầu sẽ có khả năng thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn tính mạng cho mẹ và bé. Do đó, mẹ cần đến bệnh viện để được chẩn đoán ngôi thai sớm nhất có thể.
Trên đây là một số lưu ý khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 cần lưu tâm, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình chào đón con yêu ra đời.
5 "siêᴜ łɦực ρɦẩɱ" пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł
Tɦeo łiếп sĩ Heɑłɦeɾ Moɗɑy (Mỹ) – пɦà пɢɦiêп cứᴜ ʋề ɱiễп ɗịcɦ ʋà ɓác sĩ y ɦọc cɦức пăпɢ, ɓấł cứ łɦực ρɦẩɱ пào ɢiàᴜ ʋiłɑɱiп ʋà ƙɦoáпɢ cɦấł ᵭềᴜ ℓà łɦực ρɦẩɱ łốł cɦo ɦệ ɱiễп ɗịcɦ.