RSS

4 yếu tố quan trọng giúp hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng qua Úc được thành công

09:00 03/04/2018

Đâu là những yếu tố cần lưu ý nếu muốn hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng qua Úc đoàn tụ có khả năng thành công cao và được giải quyết nhanh? Có thể tóm tắt trong 4 chữ: minh bạch và chủ động.

Để thời gian giải quyết đơn xin bảo lãnh hôn nhân được nhanh chóng và khả năng thành công cao, những người đang dự tính bảo lãnh bạn đời cần lưu ý 4 yếu tố sau trong bản tường trình khi nộp đơn cho Bộ Di Trú Úc.

Yếu tố 1: Minh bạch trong ràng buộc tài chính

Câu hỏi đầu tiên nhân viên Bộ Di Trú sẽ cân nhắc chính là ràng buộc tài chính giữa 2 người. Thông thường, những cặp làm hồ sơ bảo lãnh sẽ được kỳ vọng có những ràng buộc nhất định như đồng sở hữu đất đai, nhà cửa, có chung một tài khoản ngân hàng. Theo đó, tài khoản này được sử dụng để chi tiêu những chi phí chung trong đời sống hôn nhân. 

Đối với những đôi bị ngăn cách về khoảng cách địa lý (chẳng hạn một người ở Việt Nam, người còn lại ở Úc), sẽ có những hạn chế nhất định trong việc ràng buộc hoặc sử dụng chung tài chính.

Lúc này, Bộ Di Trú sẽ cần quý vị giải trình minh bạch nếu giữa hai người vẫn có những khoản tiền ra vào tài khoản chung.

Yếu tố logic là điều quý vị cần cân nhắc khi tường trình. Đơn cử, một thường trú nhân tại Úc đang trong tình trạng thất nghiệp nhưng hàng tháng vẫn chuyển một khoản tiền lớn vào tài khoản bạn đời tại Việt Nam thì cần có sự lý giải thoả đáng về nguồn gốc số tiền trong đơn bảo lãnh.

Ràng buộc tài chính là yếu tố tiên quyết, nhưng phải bảo đảm tính tự nhiên, hợp lý và rõ ràng trong bản tường trình khi nộp đơn bảo lãnh cho Bộ Di Trú. 

Yếu tố 2: Sự công khai trong các mối quan hệ xã hội

Sau ràng buộc tài chính, nhân viên Bộ Di Trú sẽ cân nhắc các bằng chứng về việc 2 người xuất hiện trong các nhóm cộng đồng xung quanh như một cặp chính thức.

Ở đây có 2 nhóm cộng đồng cần lưu ý:

Cộng đồng 1: Các cơ quan chính phủ của Úc (sở Thuế, Bộ An Sinh Xã Hội Centre Link, Hội Bảo Vệ Quyền Lợi Trẻ Em, v.v)

Khi làm việc với các cơ quan chính phủ Úc, phần kê khai thông tin có liên quan tới tình trạng hôn nhân và thông tin cá nhân của bạn đời cần được khai báo trung thực, nhất quán với thông tin bạn đời quý vị muốn bảo lãnh khi tường trình với Bộ Di Trú.

Bộ Di Trú có quyền chia sẻ thông tin cá nhân mà quý vị đã khai trong đơn bảo lãnh với các cơ quan chính phủ khác của Úc nếu cần xác minh một số thông tin cá nhân về mối quan hệ giữa hai người. 

Những phát hiện về việc khai báo thông tin có tính gian dối, không rõ ràng với các cơ quan chính phủ khác về tình trạng hôn nhân, danh tính bạn đời sẽ khiến xác suất thành công của hồ sơ bảo lãnh bạn đời là rất thấp.

Cộng đồng 2: Cộng đồng xã hội của hai người

Bộ Di Trú sẽ yêu cầu quý vị kê khai những bằng chứng về mối quan hệ của cả hai qua các mối quan hệ xã hội, ví dụ quan hệ họ hàng, gia đình hai bên, sự xuất hiện của cả hai trong các mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp hai bên.

Điều thú vị là trong thời gian gần đây, Bộ Di Trú có thể sử dụng số điện thoại cá nhân hai người cung cấp trong đơn xin bảo lãnh để tìm đến tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội (như Facebook, Twitter, v.v.) nhằm xem xét mối liên hệ của cả hai ở các mạng xã hội này (cả hai có là bạn của nhau trên Facebook không, độ tương tác, hình ảnh chung, sự tương đồng về tình trạng hôn nhân, v.v).

Đương nhiên, các xem xét này hoàn toàn không phải là yếu tố bắt buộc nhưng nếu không tìm ra mối liên hệ rõ ràng, nhân viên Bộ Di Trú có thể đặt nghi vấn và cần giải trình từ cả hai phía.

Trong trường hợp này, giải trình của hai người cần nhất quán về nguyên nhân. Nếu thiếu tính nhất quán, đơn xin bảo lãnh sẽ giảm tính thuyết phục và có khả năng bị bác bỏ.

Trường hợp những đôi không được sự đồng thuận của gia đình hai bên (các cặp kết hôn đồng tính, chênh lệch tuổi tác quá lớn, v.v), bằng chứng về sự xuất hiện công khai trong cộng đồng có thể sẽ hạn chế. Trường hợp này, hai người cần chủ động tường trình rõ tình trạng của mình với Bộ Di Trú.

Ngoài ra, nếu không có sự công khai đối với gia đình, có thể tìm kiếm các bằng chứng liên hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũng như những bằng chứng khác về yếu tố gắn bó tình cảm bền chặt từ cả hai phía.

Yếu tố 3: Chi tiết đời sống chung giữa hai người trong đơn xin bảo lãnh

Nhân viên Bộ Di Trú cũng sẽ cân nhắc tính hoà hợp trong đời sống chung của hai người, cụ thể là những sinh hoạt và những phân công công việc trong đời sống chung. Đôi khi vấn đề này sẽ liên quan tới yếu tố tài chính trong gia đình (ví dụ người chồng sẽ chịu trách nhiệm chính là đi làm và kiếm tiền, người vợ sẽ ở nhà lo việc nội trợ, theo đó sự phân công sẽ có những thay đổi nhất định để phù hợp).

Các chi tiết này thường dễ bị xem nhẹ và bỏ qua trong bản tường trình. Trong một số trường hợp, Bộ Di Trú có thể yêu cầu quý vị giải đáp trong buổi phỏng vấn. Nhưng nhìn chung, nhân viên Bộ Di Trú luôn kỳ vọng quý vị kê khai chi tiết những chi tiết trong đời sống chung như một bằng chứng về khả năng gắn bó dài lâu và tính bền vững của mối quan hệ mà quý vị đang có hy vọng được tái hợp tại Úc.

Trong trường hợp hai người không có điều kiện chung sống (ví dụ cả hai phải đi làm ở hai nơi xa nhau, một tháng chỉ gặp nhau vài lần vào các ngày nghỉ, điều kiện sống chung hạn hẹp), quý vị cần nêu rõ những ngăn trở này trong bản tường trình không nên chờ tới khi Bộ Di Trú xét hỏi mới liệt kê, nhằm tăng tính chủ động từ phía người nộp đơn xin bảo lãnh.

Yếu tố 4: Sự sâu sắc, độ gắn kết của mối quan hệ (ràng buộc về mặt tình cảm)

Yếu tố gắn bó về tình cảm của cả hai cũng rất được xem trọng khi Bộ Di Trú xét đơn bảo lãnh. Cụ thể: thời gian gắn bó, những kỷ niệm đáng nhớ giữa hai người, lý do chọn người này để cùng nhau trọn đời, những tin nhắn, những cuộc nói chuyện giữa cả hai, v.v. Những mối quan hệ đã qua thăng trầm và thử thách sẽ được xem là có khả năng bền vững hơn, và cũng là một điểm cộng cho đơn xin bảo lãnh.

Cần lưu ý, chỉ riêng yếu tố có con cái để chứng minh cho độ gắn bó về mặt tình cảm thì chưa được xem thuyết phục. Dưới góc nhìn của Bộ Di trú, đây chỉ là bằng chứng gắn kết về mặt sinh lý chứ chưa phải bằng chứng về tình cảm. 

Theo Đài SBS

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.