550 ngàn người ký thư kêu gọi truy cứu trách nhiệm của cảnh sát HK
Mới đây, trên hệ thống thỉnh nguyện Change.org lớn nhất toàn cầu, người dân Hồng Kông đã khởi xướng kiến nghị chung gửi lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) để kiện các tội ác của Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông.
Tính đến tối ngày 20/11 đã có hơn 550.000 chữ ký, vượt quá chuẩn (500.000) nhận thụ lý thỉnh nguyện của PCA, số lượng chữ ký sẽ tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, cũng có khoảng 4.000 học giả trên khắp thế giới cùng ký Thư thỉnh nguyện lên án cảnh sát Hồng Kông.
Tại Đại học Bách khoa Hồng Kông vào chiều ngày 17/11, cảnh sát Hồng Kông đã cho xe súng nước, xe bọc thép, và bắn hơi cay để dọn dẹp hiện trường (Hình: Epoch Times)
Tuyên bố chung trên Change.org gửi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã vượt chuẩn số chữ ký nhận thụ lý
Tuyên bố chung của người Hồng Kông trên Change.org cáo buộc cảnh sát Hồng Kông đã phạm ba tội ác lớn: xâm lược, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Tuyên bố chung nêu chi tiết về tình trạng tàn bạo quá độ và bất hợp pháp của cảnh sát Hồng Kông đối với người dân Hồng Kông kể từ ngày 9/6 đến nay, chỉ ra rằng đứng sau chính phủ Hồng Kông là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuyên bố cho biết cảnh sát đã bắt giữ gần 4.500 người, bắn hơn 10.000 quả đạn hơi cay, 18 viên đạn, hơn 2.000 viên đạn cao su, hơn 700 viên đạn bọt biển và hơn 500 đạn túi vải. Ngoài ra, cảnh sát đã lạm dụng các thủ đoạn đối xử bạo lực khác như đánh dùi cui, xe bắn nước, còn nhiều nhân chứng khác xác nhận rằng họ đã bị đánh đập, tra tấn và xâm hại tình dục trong thời gian bị bắt giam. Tuyên bố cho biết Hồng Kông đã trở thành xã hội cảnh sát.
Tuyên bố bày tỏ lo ngại việc tiếp tục leo thang bạo lực của cảnh sát Hồng Kông, qua đó kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Hồng Kông và kêu gọi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague điều tra sự tàn bạo của cảnh sát, yêu cầu các cơ quan độc lập điều tra tình trạng lạm dụng vũ lực của cảnh sát.
Tuyên bố kết luận rằng mặc dù Chính phủ Hồng Kông phớt lờ ý dân nhưng người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục lên tiếng và phản đối bạo lực cảnh sát như một phần của chiến dịch đấu tranh vì dân chủ. Tuyên bố nhắc lại năm yêu cầu của người dân Hồng Kông.
Toàn văn Tuyên bố Chung:
Người dân Hồng Kông yêu cầu Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague điều tra tình trạng vũ lực bất hợp pháp của cảnh sát Hồng Kông
Kêu gọi trợ giúp Hồng Kông
Hồng Kông cần hỗ trợ quốc tế!
Hãy ký tên và hỗ trợ!
Chúng tôi xin gửi thư yêu cầu Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague điều tra chính thức việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp của cảnh sát Hồng Kông chống lại thị dân kể từ ngày 9/6/2019.
Kính gửi ông Hugo H. Siblesz (Tổng thư ký PCA),
Chúng tôi là công dân Hồng Kông. Hồng Kông đang cần cứu trợ khẩn cấp!
Chúng tôi viết thư này cho Ngài thỉnh cầu trợ giúp điều tra tình trạng tàn bạo của cảnh sát chống lại người biểu tình Hồng Kông trong các cuộc biểu tình kể từ ngày 9/6/2019. Một nhóm chuyên gia quốc tế được chỉ định để hỗ trợ IPCC (Hội đồng Độc lập Khiếu nại Cảnh sát) trong việc điều tra các cuộc biểu tình cho biết nhóm này không đủ quyền lực, đề nghị cơ quan độc lập được trao quyền lực đầy đủ thúc đẩy cuộc điều tra toàn diện hơn.
Cảnh sát Hồng Kông tuyến đầu đang hóa thành điên cuồng. Ngày 8/11, một sinh viên 22 tuổi đã chết trong chiến dịch giải tán của cảnh sát. ngày 10 tháng 11 nhiều người trong trung tâm mua sắm Festival Walks ở Hồng Kông đã bị bắt giữ, đường phố và nhiều khu dân cư đang chìm trong hỗn loạn.
Ngày 11/11/2019, cảnh sát đã nổ súng tại nhiều khu vực công cộng.
Một cảnh sát đã nổ súng thẳng vào một người biểu tình mặc đồ đen ở cự ly gần.
Ngày 11/11, một cảnh sát Hồng Kông đã chạy xe môtô lao vào đám đông người biểu tình mang đồ đen.
Từ ngày 12/11, cảnh sát Hồng Kông đã biến trường Đại học thành chiến trường. Các sinh viên bị mắc kẹt trong khuôn viên trường, còn cảnh sát thì bắt giữ những nhân viên cấp cứu y tế, không cho nhân viên cấp cứu điều trị cho các sinh viên trong trường, cũng không cho chuyển vật tư cấp cứu vào trong trường. Cảnh sát tiếp tục phóng hàng trăm đạn hơi cay, dùng xe phun nước và thiết bị âm thanh từ xa để trấn áp đám đông không có vũ trang. Cảnh sát ngày càng trở nên tàn bạo hơn, còn Chính phủ của chúng tôi hoàn toàn thờ ơ.
Những ngày gần đây, hàng chục ngàn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình chống lại sự chuyên chế và sự tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông. Trong các cuộc biểu tình gần đây, cảnh sát Hồng Kông tiếp tục sử dụng bạo lực và vũ khí súng đạn quá mức chống lại thị dân hòa bình. Các vũ khí được xác định bao gồm dùi cui, bình xịt hơi cay, đạn cao su, đạn bọt biển, đạn thật, xe bắn nước, đạn hơi cay và thiết bị âm thanh từ xa. Mục đích duy nhất của bạo lực cực đoan là “cố ý gây sát thương”. Tin rằng đây là một sự vi phạm trực tiếp và trắng trợn “Nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về việc sử dụng vũ lực và vũ khí trong chấp pháp”. Nhiều người biểu tình không vũ trang đã bị đánh và bắn, thậm chí đánh trực tiếp vào đầu.
Chúng tôi tin rằng, kể từ ngày 9/6 cảnh sát Hồng Kông đã vi phạm các tội sau đây:
1) Tội ác xâm lược;
2) Tội ác chiến tranh thông thường;
3) Tội ác chống lại loài người.
Chiến dịch biểu tình ở Hồng Kông đã diễn ra trong 5 tháng. Dưới đây là một số con số:
1) Đã qua 163 ngày bất ổn xã hội kể từ ngày 9/6.
2) Hơn 4.491 người đã bị bắt vì biểu tình, hơn 450 người đã tự sát, hàng ngàn thi thể đã được phát hiện kể từ sau khi nổ ra chiến dịch biểu tình.
3) Hơn 10.000 quả bom hơi cay.
4) 18 viên đạn thật, hơn 2.000 viên đạn cao su, hơn 700 viên đạn bọt biển và hơn 500 viên đạn túi vải.
Tình trạng tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông như sau:
(A) Báo cáo điều tra về cảnh sát Hồng Kông:
Http: //hkpfreport.org/
(B) Dữ liệu bạo hành về cảnh sát Hồng Kông:
Http://tl.hkrev.info/vi/police-timeline/
(C) Cảnh sát Hồng Kông sử dụng vũ lực bất hợp pháp:
Https://www.amnesty.org/vi/document/asa17/0576/2019/vi/
(D) Cáo buộc tình tạng cảnh sát Hồng Kông lạm dụng quyền lực trong các cuộc biểu tình năm 2019 tại Hồng Kông:
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Allegations_of_Hong_Kong_Police_Force_misconduct_surrounding_the_2019_Hong_Kong_protests
(E) Báo cáo hoạt động biểu tình Hồng Kông năm 2019 (được viết bởi cựu sĩ quan cảnh sát Hoàng gia Martin Purbrick, người từng phục vụ trong Cục Tình báo đặc biệt Chống khủng bố):
https://bit.ly/2nVuglA
(F) Báo cáo sáu tháng về Hồng Kông: từ ngày 1/1 đến ngày 30/6 năm 2019 (Bộ trưởng Ngoại giao và Liên bang):
https://bit.ly/2nVuglA
(G) Kiểm soát vũ khí quy mô lớn, chiến lược trấn áp quy mô lớn:
Https://www.reuters.com/investigates/special-report/hong-kong-protests-violence/
14 loại hành vi sử dụng vũ lực bất hợp pháp của cảnh sát Hồng Kông:
1) Bắn súng và tấn công người biểu tình cùng phóng viên
Sử dụng đạn dược súng ống nguy hiểm. Vào tháng 10, một thiếu niên chỉ vẫy một cây ống đã bị cảnh sát dùng súng lục ổ quay bắn ở cự ly gần.
Một nhà báo Indonesia đã bị một viên đạn cao su của cảnh sát bắn vào mặt, một mắt bị mù vĩnh viễn:
2) Sử dụng dùi cui bất hợp pháp
Cảnh sát đã sử dụng dùi cui để đánh người dân một cách bừa bãi, cả người biểu tình và người qua đường đều bị tấn công. Đối với những người đã nằm ngã trên mặt đất không có sức chống cự, cảnh sát vẫn đánh họ bằng dùi cui. Điều này vi phạm các quy tắc sử dụng vũ lực mà cảnh sát được huấn luyện.
3) Sử dụng tùy tiện các hóa chất chống bạo động (RCA): đạn hơi cay, bình phun nước hồ tiêu cay và súng bắn nước. Bình xịt nước hồ tiêu thường được sử dụng đối với cả những người không gây ra mối đe dọa rõ ràng nào.
4) Bắt bớ tùy tiện
Những người bị bắt có độ tuổi từ 10 đến 82 tuổi. Sau khi cảnh sát thất bại trong việc bắt giữ những người dũng cảm ở tiền tuyến đã chuyển sang bắt bớ cả người ngoài cuộc, những người trẻ bình thường, thanh niên mặc đồ đen và thậm chí cả bác sĩ.
5) Thiếu phù hiệu nhận biết
Trong nhiều lần hành động không thấy cảnh sát Hồng Kông mang phù hiệu cảnh sát, không xuất thẻ làm nhiệm vụ, vi phạm SOP (Quy tắc thủ tục làm việc) và ROE (Quy tắc giao chiến).
6) Hạn chế phóng viên và nhân viên y tế:
7) Áp dụng đánh đập, tra tấn và tấn công tình dục đối với người biểu tình trong các trung tâm giam giữ
Xảy ra việc cảnh sát lạm dụng tình dục đối với người biểu tình tại San Uk Ling (nhà tù khủng bố) nằm gần biên giới giữa Trung Quốc và Hồng Kông. Thông tin cho thấy một số sinh viên sau khi bị bắt đã bị tra tấn đến gãy xương. Cảnh sát trong nhà tù khủng bố “không ghi họ tên”, “không xác nhận danh tính”, “không số hiệu”, trong nhà tù không có hệ thống camera giám sát. Sau khi bị lên án công khai thì San Uk Ling không còn được sử dụng để giam giữ.
8) Đội chiến thuật đặc biệt cải trang để tấn công người biểu tình dũng cảm tuyến đầu
Những cảnh sát này đã cải trang thành những người biểu tình, lấy cớ truy bắt “người biểu tình cực đoan” để bắt bớ các mục tiêu dễ bị tổn thương như thanh niên nam nữ trên đường phố. Cảnh sát đã đưa những người trẻ tuổi bị bắt này vào một chiếc xe được ngụy trang thành xe không phải của cảnh sát, sau đó chạy mất tích mà không có bất kỳ dấu hiệu hay biên bản ghi chép nào.
9) Tin đồn cảnh sát giết người
Sau biến cố tại ga Prince Edward ngày 31/8 đã không ngừng xuất hiện nhiều tin đồn về “cảnh sát giết người”, phát hiện rất nhiều thi thể đáng ngờ, bao gồm thi thể vận động viên bơi lội 15 tuổi là Trần Ngạn Lâm tham gia chiến dịch biểu tình. Mặc dù cảnh sát không thừa nhận, nhưng mọi người vẫn phổ biến thông tin.
10) Chấp pháp bất nhất
11) Hồng Kông đã trở thành thành phố cảnh sát. Nhân danh thực thi pháp luật, cảnh sát Hồng Kông đã tùy tiện dùng hành vi bạo lực mọi lúc mọi nơi. Nhiều cảnh sát ngoài thời gian nhiệm vụ vẫn có thể mang và sử dụng dùi cui và bình xịt nước hồ tiêu.
12) Tạo bầu không khí khủng bố
Cảnh sát Hồng Kông bị cáo buộc tạo ra bầu không khí khủng bố. Cảnh sát đã xông vào bệnh viện bắt người, khiến những người biểu tình vì sợ bị bắt nên không dám vào các bệnh viện công chữa trị. Nhân viên y tế cũng có thể bị cảnh sát bắt và buộc tội vì điều trị cho những người biểu tình bị thương. Cảnh sát đã cấm các cuộc biểu tình diễu hành trên khắp Hồng Kông, và từ chối cấp giấy phép, làm xói mòn quyền tự do biểu tình ở Hồng Kông. Mặc dù các cuộc biểu tình không có người lãnh đạo tổ chức nhưng cảnh sát vẫn bắt giữ các nhà hoạt động để đe dọa người dân Hồng Kông không được biểu tình. Cảnh sát phớt lờ an toàn công cộng, thường xuyên dùng vũ lực bất hợp pháp đối với những người biểu tình ôn hòa hoặc rút lui. Cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng vũ lực quá mức đối với thị dân không có vũ trang.
13) Cảnh sát luôn dối trá trong họp báo hàng ngày
Mọi người đều nhận thấy, trong họp báo thường kỳ lúc 4 giờ chiều hàng ngày của bộ phận quan hệ công chúng luôn phát biểu gian trá với công chúng; mọi người đã không còn ngạc nhiên khi họ giải thích về sự tàn bạo của cảnh sát và cáo buộc người biểu tình tụ tập bất hợp pháp. Hành vi của Bộ phận Quan hệ công chúng chỉ trích người biểu tình và bảo vệ cảnh sát làm hại uy tín của họ. Cảnh sát luôn phủ nhận việc tra tấn và tấn công tình dục trong trại giam, khủng khiếp nhất là tình trạng tàn bạo trong San Uk Ling. Các nạn nhân đã ở nơi công cộng và thông qua Internet kể lại tình trạng họ bị ngược đãi và đã trực tiếp chứng kiến. Nhưng cảnh sát vẫn cho biết cáo buộc tội không đúng, yêu cầu nạn nhân bỏ mặt nạ ra và báo cho cảnh sát. Một quan chức phó ban cảnh sát thậm chí đã viết thư cho các sĩ quan cảnh sát khác tuyên bố rằng các cáo buộc vu khống và là ngụy tạo.
14) Cảnh sát Hồng Kông sử dụng vũ lực một cách bất hợp pháp và quá mức cần thiết trong trường hợp họ chưa thấy bất kỳ tổn hại nào, tiếp tục tăng cường mức tàn bạo của họ trong bối cảnh quyền lực chấp pháp không bị hạn chế.
Phía sau Chính phủ Hồng Kông là Bắc Kinh, người dân Hồng Kông cần trợ giúp quốc tế
Mỗi tuần đều có hàng ngàn hoặc thậm chí cả triệu thị dân ra đường bày tỏ bất bình với hệ thống chính trị hiện hành cũng như các hành động của Chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ đã đẩy trách nhiệm hỗn loạn chính trị là do người biểu tình, lên án bạo lực theo cách thiên vị một phía. Họ làm ngơ trước ý kiến của người dân, làm nhẹ thực tế “khủng bố trắng” và tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông.
Mặc dù mọi người thuộc các tầng lớp người ở Hồng Kông đã kịch liệt phản đối, hối thúc Cảnh sát trưởng lập tức xin lỗi về các vụ tấn công công chúng có chủ ý, nhưng yêu cầu của mọi người luôn bị phớt lờ. Uy danh của cảnh sát Hồng Kông đã không còn.
Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu IPCC tiến hành điều tra độc lập về hành vi sai trái và lạm quyền của Cảnh sát Hồng Kông, nhưng tiếng nói của người dân Hồng Kông vẫn bị phớt lờ. Chúng tôi đặc biệt hoài nghi về tính độc lập, trung thực và hiệu quả của IPCC.
Người dân Hồng Kông sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động mít tinh và biểu tình ôn hòa, công khai lên án cảnh sát lạm dụng vũ lực quá mức, điều này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong chiến dịch phản kháng hiện nay. Một lần nữa người Hồng Kông nhắc lại 5 yêu cầu chính của chúng tôi:
(1) Điều tra độc lập về thực trạng tàn bạo của cảnh sát;
(2) Ngay lập tức thả tất cả người biểu tình bị bắt;
(3) Từ bỏ diễn tả “bạo loạn” đối với hoạt động biểu tình ôn hòa;
(4) Bầu cử phổ thông đầu phiếu;
(5) Cải tổ lực lượng cảnh sát Hồng Kông, giải tán lực lượng cảnh sát hiện hành.
Chúng tôi lo ngại sâu sắc rằng cảnh sát Hồng Kông tiếp tục sử dụng vũ lực bất hợp pháp, tiếp tục gây tổn hại những người biểu tình ôn hòa không vũ trang mà chủ yếu là giới trẻ, và tiếp tục gây thương tích không cân xứng, có thể gây tổn hại lâu dài.
Chúng tôi tìm kiếm một giải pháp chính trị để chấm dứt bạo lực do “Điều lệ người phạm tội bỏ trốn” gây ra trong năm 2019. Cần thiết bổ sung vào “Điều lệ cảnh sát Hồng Kông” nội dung về nhân quyền, trách nhiệm chính trị và dân chủ. Những cải cách quy tắc này cần chủ yếu được thực hiện trong lực lượng cảnh sát. Những cải cách này nên phá bỏ phụ thuộc vào cảnh sát ở Hồng Kông/Trung Quốc Đại Lục, phá bỏ tình trạng sử dụng cảnh sát như một công cụ quyền lực và đàn áp, cải thiện và hỗ trợ phát triển lực lượng cảnh sát có trách nhiệm và quan tâm đến thị dân hơn.
Chúng tôi kêu gọi Tòa án Trọng tài Thường trực có hành động ngay lập tức đối với nguy cơ này, phải truy cứu trách nhiệm đối với cảnh sát Hồng Kông. Chính phủ Hồng Kông và Lực lượng cảnh sát đã hoàn toàn không phục vụ người dân Hồng Kông. Chỉ với sự can thiệp của các tổ chức quốc tế như PCA, chúng tôi mới có thể hy vọng khôi phục trật tự và hòa bình cho quê hương chúng tôi.
Chúng tôi mong sớm nhận được phản hồi của Ngài.
Trân trọng,
Thị dân Hồng Kông
Gần 4.000 học giả trên khắp thế giới ký Thư thỉnh nguyện lên án cảnh sát Hồng Kông
Hơn 3.800 giáo sư và giảng viên từ khắp nơi trên thế giới, cùng hơn 10.000 người dùng Internet, đã cùng tham gia “Thư thỉnh nguyện của các học giả toàn cầu chống lại tình trạng vũ lực tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông” (Ảnh: Getty Images)
Ngoài hoạt động ký tên chung trên trang thỉnh nguyện lớn nhất thế giới Change.org, hơn 3.800 giáo sư và giảng viên từ khắp nơi trên thế giới, cùng hơn 10.000 người dùng Internet, đã cùng tham gia “Thư thỉnh nguyện của các học giả toàn cầu chống lại tình trạng vũ lực tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông”, bày tỏ sự phẫn nộ cực độ đối với bạo lực của cảnh sát Hồng Kông.
Theo Nhật báo Apple của Hồng Kông, các học giả nổi tiếng tham gia có giáo sư Noam Chomsky về ngôn ngữ học tại Đại học Arizona, giáo sư A.C. Grayling về triết học tại Đại học Oxford, và giáo sư Yanis Varoufakis về kinh tế tại Đại học Athens…
Thư thỉnh nguyện đã đưa ra một tuyên bố sáu điểm. Điểm đầu tiên là lên án cảnh sát Hồng Kông có hành vi vũ lực không cân xứng và hành vi tàn bạo kiểu trả thù đối với sinh viên trong các trường Đại học ở Hồng Kông.
Thư thỉnh nguyện cho biết: “Chúng tôi vô cùng phẫn nộ trước tình trạng cảnh sát tùy tiện bắn hơi cay và bạo lực khủng bố nhắm vào các khuôn viên trường đại học như Đại học Hồng Kông, Đại học Trung văn, Đại học Bách khoa, Đại học Thành phố Hồng Kông.”
Các học giả cũng lên án việc sử dụng bạo lực không phù hợp của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình rõ ràng vi phạm “Điều lệ Cảnh sát”, tiêu biểu như viên cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình ở cự ly gần, chạy mô tô tốc độ cao lao vào người biểu tình….
Các học giả lên án: “Lực lượng cảnh sát Hồng Kông không ngừng phát ngôn thù hận mang tính kích động, đặc biệt là ví những người biểu tình và những người ủng hộ dân chủ gọi là loài gián, chúc mừng trước cảnh sinh viên biểu tình thiệt mạng, làm trầm trọng thêm hận thù cực đoan giữa các phe phái trong xã hội Hồng Kông.”
Các học giả hối thúc lãnh đạo các trường Đại học Hồng Kông ra tuyên bố rõ ràng không cho phép cảnh sát vào khuôn viên trường, ủng hộ tự do hội họp của sinh viên và nhân viên giảng viên, cũng nhắc lại nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả các trường Đại học, cụ thể là việc bảo vệ tự do học thuật, giúp cung cấp không gian an toàn cho tất cả sinh viên bày tỏ quan điểm.
Kết luận của Thư thỉnh nguyện cho biết: “Chúng tôi kiên quyết đồng hành và lên tiếng cho người dân Hồng Kông, chúng tôi tin rằng bảo vệ tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, cũng như bảo vệ an toàn của sinh viên là một giá trị phổ quát của tất cả.”
Nguồn: Trithucvn.net
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.