RSS

6 dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể bạn đang phớt lờ

21:00 08/06/2019

Trầm cảm là một kẻ nguy hiểm giấu mặt, đa số những người mắc bệnh đều không biết mình bị và được điều trị đúng cách.

Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc, người bệnh trở nên buồn rầu, chán nản, mệt mỏi cảm thấy tương lai ảm đạm, thường gây ra sự suy giảm chức năng xã hội và công việc, nghề nghiệp, học hành.

Trầm cảm khá nguy hiểm bởi chúng ta sẽ không biết được những người mắc phải đang nghĩ gì, muốn gì, có những khúc mắc gì để chia sẻ, để giải quyết vì họ luôn im lặng và âm thầm làm mọi thứ, luôn sợ sệt và hoang mang về một cái gì đó. Do vậy, bạn nên cẩn trọng với bệnh trầm cảm này, vì ranh giới giữa người mắc và người không mắc trầm cảm rất rất nhỏ. Chỉ cần một dư chấn nào đó gây sốc tinh thần là bạn có thể trở thành nạn nhân của “kẻ giấu mặt” trầm cảm.

Trầm cảm là một căn bệnh rất khó điều trị đặc biệt là vào giai đoạn bệnh diễn biến xấu, việc sớm phát hiện sẽ giúp người bệnh có giải pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.

Mỗi năm Việt Nam có 5.000 người tự tử do bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ số ít người nhận ra mình đang mắc chứng trầm cảm.

Dù không bị xã hội kỳ thị, xa lánh như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh… nhưng trầm cảm lại mang dấu hiệu nguy hiểm khác, đó là suy nghĩ về cái chết, là ý tưởng tự tử.

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm

Hội chứng trầm cảm có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm xuất phát từ một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lý tác động lên thể lý (thực thể) hoặc có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh (aminazin); thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá).

Theo một bác sĩ ở bệnh viện Tâm thần TP.HCM, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18 - 45, tỉ lệ nữ lớn gấp đôi nam.

6 dấu hiệu chứng tỏ một người đã mắc trầm cảm:

- Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.

- Luôn nói dối rằng không ai quan tâm đến mình, mình bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân.

- Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt, thu mình lại trước bạn bè và gia đình, ngại giao tiếp.

- Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.

- Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.

- Có ý nghĩ và hành vi tự sát, quan tâm đến cái chết nhiều hơn. Đối với trẻ em, thường xuyên hỏi về những thành viên trong gia đình và cách mà những người này đã ra đi. Những câu chuyện về cái chết dường như luôn thu hút được sự chú ý của trẻ.

- Chán ăn, sụt cân.

- Hứng thú công việc, cuộc sống giảm sút, thậm chí biến mất.

- Bình luận thấp bản thân. Những người cảm thấy bản thân mình trên thực tế chẳng có tài năng hay không làm tốt bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ và đơn giản nhất. Họ luôn cho rằng mình là đồ thải, kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi, tội ác tràn đầy.

Ngoài ra, người trầm cảm thường rất ngại giao tiếp kể cả với người thân và cũng lười vận động hơn bình thường. Họ thích im lặng và thu mình trong góc, nhìn vẻ ngoài họ luôn buồn chán, và cô độc.

Làm gì khi người thân bị trầm cảm?

Các bác sĩ khẳng định trầm cảm là bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên bệnh dễ bị tái phát.

Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Nếu người thân bị trầm cảm, nên động viên, an ủi người bệnh, cho họ uống thuốc đều đúng chỉ định của bác sĩ.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.