7 thảo mộc rất thích hợp để làm đẹp, trắng da và dưỡng nhan sắc
Chúng ta đều biết rằng các vị thuốc trong y học cổ truyền rất tốt trong việc bồi dưỡng sức khoẻ vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy nó còn được ứng dụng để làm đẹp, dưỡng nhan sắc và chống lão hoá.
1. Nhân sâm (Panax ginseng)
Từ xa xưa, nhân sâm đã luôn được coi là thứ dược liệu đắt tiền. Nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính hơi ấm; quy kinh vào phế, tỳ.
Tác dụng chủ yếu đều là bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân và thúc đẩy sự tuần hoàn của máu. Trong những năm gần đây, nhân sâm được ứng dụng trong chăm sóc và làm đẹp da, vì có khả năng chống oxy hoá cực kỳ mạnh nên được mọi người quan tâm chú ý.
Không chỉ như thế, tinh chất chiết suất từ nhân sâm còn có tác dụng xoá mờ nếp nhăn, thúc đẩy sự tuần hoàn của máu, tăng nhanh hiệu suất trao đổi chất và nhiều hiệu ứng khác, có thể có hiệu quả chăm sóc làn da, phục hồi trạng thái trẻ trung, khoẻ mạnh.
2. Bạch phụ tử (Jatropha multifida)
Bạch phụ tử vị cay, ngọt, tính nhiệt, có độc, thường dùng để khứ phong, trừ mệt mỏi, tán hàn hoá đàm, cho đến chữa nấm mặt, thiên đầu thống (Glocom), v.v..
Với việc bảo vệ và làm đẹp da, nó có thể dẫn thuốc lên phần da mặt, làm phát huy dược lực và có thể dự phòng các bệnh về da mặt.
3. Bạch chỉ (Angelica dahurica)
Bạch chỉ có mùi vị hương thơm, màu trắng, là một trong những thảo dược làm đẹp từ xưa. Bạch chỉ sắc uống có tác dụng ức chế sự sinh sôi của một số vi khuẩn gây bệnh ở cơ thể, đồng thời có thể cải thiện hệ vi tuần hoàn, thúc đẩy sự trao đổi chất của da, kìm hãm quá trình lão hóa da giúp làn da mềm mại, căng mịn, sắc mặt tươi tắn hơn.
4. Bạch cập (Beletia hyacinthina R.Br)
Bạch cập là một vị thuốc nhóm chỉ huyết, có tác dụng bổ phế, hoá đàm, chỉ ho, cầm máu tiêu sưng đồng thời cũng là một vị thuốc làm đẹp, có thể làm mờ sẹo.
Bạch cập chứa một lượng lớn tinh bột, glucozơ, dầu bốc hơi, chất niêm dịch; bôi ngoài da có thể tiêu trừ những mụn lở loét trên da, giúp làn da căng mịn đàn hồi.
5. Củ ấu (Trapa bicornis L)
Củ ấu vị ngọt tính mát, có tác dụng giải cảm nắng, giải các chất độc, bổ ngũ tạng, chữa rôm sảy, da mặt khô sạm, chữa nhức đầu, choáng váng cảm sốt, chữa loét dạ dày, giải độc rượu…
Trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg B3 (PP), 13mg C, 7mg canxi, 0,7mg sắt, 19mg mangan, 93mg phốt pho. Đặc biệt, các nhà khoa học còn phát hiện ra trong củ ấu có chứa chất AH13 được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư gan và làm đẹp rất tốt.
Cho nên, để chữa nám da, tàn nhang, bạn dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da mặt. Mỗi ngày 1 lần vào buổi tối, liên tục 15 ngày/ 1 liệu trình. Ngưng 2 ngày, tiếp tục 2 – 3 liệu trình là nám sẽ bị “đánh bay” ngay tức khắc.
Cách thứ hai, bạn cũng có thể dùng củ ấu già (lấy phần thịt), bạch phục linh, lượng bằng nhau, sấy khô, nghiền thành bột thật mịn.
6. Linh chi (Ganoderma lucidum)
Linh chi là một loại nấm cây (thực vật nhóm khuẩn), là loại thảo mộc quý được các chuyên gia y học Trung Quốc cổ đại công nhận về tác dụng tư bổ cường tráng, đình niên ích thọ của nó. Linh chi không những có công hiệu nhuận phế chỉ ho, bảo vệ và giải độc gan mà còn có tác dụng chống lão hoá, kéo dài tuổi thọ và có vai trò làm đẹp.
“Bản thảo cương mục” cho rằng linh chi: “làm đẹp nhan sắc, uống lâu khiến thân thể nhẹ nhõm, trẻ mãi không già”.
Nghiên cứu hiện đại cho rằng linh chi có chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng trong đó có Magie, Kẽm và các hoạt chất khác có tác dụng trì hoãn lão hoá; linh chi có chứa polysaccharide lucidum có thể tiêu trừ các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ mô và các tế bào, làm chậm quá trình lão hoá.
Linh chi còn có tác dụng an thần giúp chị em phụ nữ có được giấc ngủ ngon
7. Hồng hoa (Carthamus tinctorius)
Hồng hoa thuộc loại thực vật vừa có tác dụng làm thuốc vừa có thể dùng để chế biến đồ ăn. Hồng hoa vị cay, tính ấm; vào tâm, can kinh; có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống.
Nghiên cứu hiện đại phát hiện, hồng hoa có thể cải thiện thiếu máu cục bộ cơ tim, hạ huyết áp, ức chế ngưng tập tiểu cầu, giảm độ nhớt của máu, giảm đau, an thần, chống co giật, đồng thời có tác dụng dự phòng phát sinh các bệnh tuổi già như nhồi máu não, mất trí nhớ do tuổi già (Alzheimer) và các bệnh khác. Do đó có thể dùng chế tạo thực phẩm phòng chống bệnh tuổi già.
Tú Linh – Hoàng Kỳ (T/h)
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.