RSS

Ăn cá sai cách cũng có thể khiến bạn tử vong

21:00 17/05/2019

Cá là món ăn khá lành và bổ dưỡng nhưng nếu ăn cá sai cách cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Cá là món ăn khá lành và bổ dưỡng nhưng nếu ăn cá sai cách cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Cá giàu đạm và hàm lượng chất béo thấp, trong cá còn có nhiều Omega-3 có thể ngăn chặn các bệnh tim mạch, giúp máu lưu thông tốt, chống tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

Bên cạnh đó, cá còn có môt hợp chất dưới dạng axit béo không no có thể chống lại tình trạng nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch giúp cho bạn có một trái tim khỏe mạnh.

Lượng DHA và EPA trong cá có thể đánh bay hàm lượng triglycerid trong máu, cải thiện chức năng nội mô... cá còn là một trong những món ăn tốt cho người đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân.

Protein có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như: thịt bò, thịt gà, thì lợn... tuy nhiên, việc hấp thụ protein từ thịt sẽ dễ gây béo phì, khó tiêu hơn so với protein trong cá vì thế hãy thêm vào thực đơn của mình các món ăn từ cá để dạ dày được thoải mái và hoạt động đỡ vất vả hơn.

Không thể phủ nhận cá rất tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn có thể ăn cá bất cứ khi nào. Dưới đây là những sai lầm khi ăn cá khiến sức khỏe của bạn xuống dốc không phanh.

Ăn cá khi bị ho bệnh càng dai dẳng

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thì người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng.

Bởi lẽ, trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.

Việc ăn cá khi sử dụng thuốc ho, hay các thuốc kháng sinh liều cao, thuốc hạ huyết áp là điều các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên dùng cùng lúc. Nó sẽ làm phản tác dụng của cả thuốc và thực phẩm, gây hại cho bạn.

Ăn cá khi đói có thể bị gout

Ăn cá khi đói khiến cho nguy cơ phát tác bệnh gout tăng lên. Sở dĩ vậy vì hàm lượng dinh dưỡng trong cá có chất đạm cao được nạp vào cơ thể bạn khi đói sẽ làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành dạng axit uric – một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.

Nguy cơ này cao hơn khi bạn ăn cá biển, cá ở tầng nước sâu vì hàm lượng đạm của những loại cá này là rất cao. Không chỉ riêng cá mà các loại hải sản nói chung luôn được các chuyên gia về gout khuyến cáo không nên sử dụng.

Nuốt mật cá có thể tử vong

Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính... Nhưng nếu ăn mật cá trực tiếp hay ngâm rượu thì chất tetrodotoxin có trong mật cá sẽ gây tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin thêm, độc tố chính là do alcol steroid có 27C gọi là 5a. cyprinol. Tổn thương chủ yếu là viêm gan thận và nguyên nhân gây tử vong thường do phù phổi cấp, do viêm nhiễm độc hoặc suy thận cấp, phù não do vô niệu, ứ nước. Vì vậy, không nên sử dụng, hoặc tự uống mật cá sẽ nguy hại đến tính mạng.

Ăn gỏi cá sống nhiễm ký sinh trùng

Những tín đồ thích các món gỏi cá cần lưu ý. Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.

Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy, làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể tử vong.

Cơ quan FDA Hoa Kỳ khuyên nên làm đông lạnh cá ở độ lạnh -20 độ C. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở các nhà máy sản xuất cá. Các tủ lạnh và tủ đông lạnh gia đình không thể đạt được mức lạnh -20 độ C.

Các chuyên gia y tế cho biết, cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín. Các biện pháp truyền thống như vắt chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun, kể cả uống rượu mạnh cũng không có tác dụng.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.