Australia đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong
Australia thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong hôm nay sau khi Trung Quốc đại lục áp luật an ninh mới tại thành phố.
Phát biểu trước truyền thông, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết quyết định đình chỉ hiệp ước dẫn độ đã được đưa ra vì luật an ninh "cấu thành sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh" tại Hong Kong.
"Theo quan điểm của chúng tôi và của nhiều quốc gia khác, luật an ninh mới làm suy yếu mô hình 'một quốc gia, hai chế độ' cũng như Luật Cơ bản, mức độ tự chủ của Hong Kong vốn được đảm bảo theo Tuyên bố chung Trung - Anh", Thủ tướng Australia cho hay.
Australia cũng gia hạn thị thực thêm 5 năm cho khoảng 10.000 người Hong Kong đang sống tại nước này. "Vấn đề khác mà chúng tôi đang giải quyết là do kết quả của những thay đổi xảy ra ở Hong Kong, sẽ có những người Hong Kong có thể đang tìm cách chuyển đi nơi khác", ông Morrison nói.
Theo Thủ tướng Morrison, Canberra cũng sẽ tạo điều kiện cấp thường trú nhân cho người Hong Kong hiện ở Australia bằng thị thực sinh viên hoặc lao động tạm trú.
Trước thông báo của ông Morrison, Bộ Ngoại giao Australia cảnh báo công dân nước này ở Hong Kong về nguy cơ bị bắt theo luật an ninh "được định nghĩa mơ hồ". Bộ Ngoại giao kêu gọi công dân "xem xét lại nhu cầu ở lại Hong Kong" nếu lo ngại luật an ninh mới.
Thoả thuận giữa chính phủ Australia và chính quyền Hong Kong về giao nộp bị cáo và tội phạm trốn chạy được ký ngày 15/11/1993. Theo đó, Australia và Hong Kong sẽ dẫn độ nghi phạm bị cáo buộc tội giết người, diệt chủng, cố ý gây thương tích, tấn công gây tổn hại thân thể, đe dọa giết người, tiếp tay cho người muốn tự tử, các tội liên quan phá thai trái phép, bắt cóc, cưỡng hiếp và nhiều tội danh khác.
Luật an ninh Hong Kong được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua chiều 30/6 sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 20. Chính quyền Hong Kong cũng thông qua và công bố chi tiết các điều khoản của luật mới sau đó vài giờ.
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Canada tuần trước thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong do luật an ninh mới, dừng xuất khẩu vật tư quân sự cho Hong Kong và cập nhật cảnh báo đi lại với Hong Kong nhằm "khuyến cáo công dân về những ảnh hưởng tiềm tàng của luật an ninh mới".
Huyền Lê (Theo AFP, 9News, Legislation.gov.au)
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.