RSS

Bác sĩ Nhi khoa người Việt tại Mỹ chia sẻ sự thật về các loại thuốc ho trẻ em

11:00 30/11/2019

Bác sĩ Hưng chia sẻ mỗi năm tới mùa cúm là anh mệt mỏi vụ thuốc ho, con nít thì bệnh viêm hô hấp trên rầm rầm, mỗi ngày bước vô phòng khám là như cái hội chợ ho.

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng - Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas, Hoa Kỳ cho biết việc sử dụng thuốc ho bừa bãi hiện nay có thể trở thành nguy hại với trẻ nhỏ...

Kết quả hình ảnh cho Bác sĩ Nhi khoa người Việt tại Mỹ chia sẻ sự thật về các loại thuốc ho trẻ em

Thuốc ho có giảm ho?

Thấy trẻ ho nhiều bà mẹ như ngồi trên đống lửa và ngay lập tức cho con uống kháng sinh, thuốc ho và đủ thứ làm sao để giảm ho.

Trường hợp bé Nguyễn Quỳnh Anh (3 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) dịp Tết về quê chơi và bé bị ho. Mẹ của bé vội vàng gọi điện nhờ người quen ở Hà Nội mua thuốc ho ở phố gửi về quê để cho bé uống. Dù mới ho mẹ bé đã cho con dùng đủ các loại kháng sinh, siro ho, long đờm…

Trường hợp như bé Quỳnh Anh này, bác sĩ Hưng cho biết không phải hiếm. Bác sĩ Hưng chia sẻ mỗi năm tới mùa cúm là anh mệt mỏi vụ thuốc ho, con nít thì bệnh viêm hô hấp trên rầm rầm, mỗi ngày bước vô phòng khám là như cái hội chợ ho. Mẹ nào cũng đòi thuốc ho, bác sĩ phải giải thích khô họng.

Theo bác sĩ Hưng thuốc ho long đàm bày bán đầy trên kệ, loại nào cũng được quảng cáo là tốt nhất, nhưng coi kỹ thành phần, quanh đi quẩn lại cũng có mấy thứ:

- Thành phần giảm ho (Dextromethorphan DM)

- Thành phần long đàm như guaifenesin, cysteine

- Thành phần làm giảm nghẹt mũi như phenylephrine hay pseudoephedrine

- Kháng histamine: brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine (Benadryl)

Bác sĩ Hưng cho biết thuốc ho không hề giảm ho.

Các nghiên cứu về thuốc ho không cho thấy hiệu quả rõ rệt gì trên trẻ em

Do đó FDA khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc ho cảm trên trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi do khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm rất cao, trẻ 6-12 tuổi thì nên hạn chế. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu uống các thuốc này sẽ rất nguy hiểm có thể dẫn tới tai biến chết người. Từ đó các hộp thuốc ho cảm phải có hàng chữ không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi trên đó.

Năm 2005, ở Mỹ có 3 trẻ dưới 6 tháng tử vong ở nhà được xác dịnh nguyên nhân là do quá liều pseudoephedrine trong thuốc cảm ho.

Bác sĩ Hưng lý giải ho là một phản ứng bảo vệ của cơ thể khi bị bệnh hay có dị vật trong đường thở. Khi viêm nhiễm hô hấp trên thì có nhiều đàm nhớt nên phải ho để tống xuất chúng.

Những trường hợp trẻ bị bại não hay tổn thương não mà mất phản xạ ho, khi viêm nhiễm đường hô hấp phải mang một cái "áo gây ho" mỗi ngày để được ho nhân tạo, không thì đàm nhớt ứ đọng sẽ gây viêm phổi, xẹp phổi. Với trường hợp đó ho được là tốt không nên lo lắng.

Con uống thuốc cho mẹ

Bác sĩ Hưng kể con anh từ nhỏ tới lớn không sử dụng thuốc ho thậm chí có lần bé ho nhiều, khoảng 2 tuần nhưng bác sĩ Hưng vẫn kiên quyết không cho sử dụng thuốc ho và 1 tuần sau thì tự hết ho.

Nhiều bà mẹ đến khám với triệu chứng con ho nếu bác sĩ không kê thuốc ho thì sẽ hỏi tại sao như thế và họ cảm thấy không yên tâm khi không được bác sĩ tư vấn dùng thuốc ho.

Bác sĩ Hưng kể gặp những phụ huynh như thế anh đành kê chút thuốc kháng histamine hoặc thuốc ho cảm liều thấp. Việc cho thuốc như thế để tránh cảnh trẻ đưa đi khám nhiều nơi lại được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, thuốc dãn phế phản, corticoid một cách vô tội vạ. Dù biết đó là "lừa gạt" phụ huynh nhưng đôi khi phải làm vì nếu không thì còn tai hại hơn nữa.

Bác sĩ Hưng cho biết với những trường hợp này bác sĩ thường đùa thuốc uống cho mẹ chứ không phải uống cho bệnh nhi và hiểu tâm lý của các bà mẹ khi cho con đi khám phải điều trị cho cả mẹ và cả con.

Ngoài ra, nhiều bà mẹ có quan niệm là uống thuốc cảm sớm vì chậm bệnh sẽ nặng hơn, điều này bác sĩ Hưng cho rằng hết sức vô lý, các thuốc này chỉ là trị triệu chứng, không tác dụng với vi khuẩn - vi rút siêu vi, nên chuyện nặng hay không thì không liên quan tới uống thuốc.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.