Bài học ngăn chặn ma túy ở người trẻ tại Úc
Bà Veronnica Nagathota - từng có gần 5 năm làm công tác thanh niên cho một tổ chức phi chính phủ ở Úc đã gửi đến Tuổi Trẻ bài viết chia sẻ câu chuyện phòng chống ma túy tại Úc.
Trước đây, tôi từng có gần 5 năm làm công tác thanh niên cho một tổ chức phi chính phủ ở Úc. Tôi phụ trách những người bị lâm vào cảnh vô gia cư vì nhiều lý do, trong đó có ma túy.
Tòa án quyết định việc cai nghiện
Ở Úc cũng như hầu hết các quốc gia phát triển, nơi mà ma túy đã xuất hiện từ những năm 1960, qua những chương trình thử nghiệm và nhiều nỗ lực, chúng tôi nhận ra rằng việc ngăn chặn ma túy ở người trẻ là không dễ dàng.
Do vậy, chính phủ của chúng tôi đã tiến hành phương pháp có tên gọi là "Giảm thiểu tác hại". Chúng tôi giáo dục người trẻ về các loại ma túy mà họ có thể nghe đến, những phản ứng mà ma túy có thể gây ra cho họ, những nguy cơ..., giúp giới trẻ đưa ra lựa chọn sáng suốt, trang bị kiến thức đáng tin cậy...
Ở Úc, chỉ người từ 18 tuổi trở lên mới có thể vào các trung tâm cai nghiện. Khi người sử dụng ma túy có hành vi không đúng và bị cảnh sát bắt, sau quá trình xem xét, tòa án sẽ đưa ra phán quyết về việc họ sẽ vào trung tâm cai nghiện, cai nghiện tại nhà hay ngồi tù.
Trung tâm cai nghiện ở Úc được các tổ chức phi chính phủ điều hành, được chính phủ tài trợ một phần bên cạnh các khoản quyên góp từ cộng đồng.
Người sử dụng ma túy ở Úc cũng được phép cai nghiện tại gia, tuy nhiên, nếu không ở trong trung tâm cai nghiện, người cai nghiện phải đảm bảo một số yêu cầu như họ có thể sẽ phải đến các phòng khám methadone hằng ngày, phải tham gia trị liệu theo nhóm, phải đến sở cảnh sát để trình báo, phải có những cuộc hẹn với bác sĩ và đến tòa để thực hiện các thủ tục.
Ngoài ra, họ có thể phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Nếu vi phạm bất kỳ điều nào trong số đó, có khả năng sẽ phải đối mặt với án tù hoặc có thể họ phải đeo máy theo dõi ở mắt cá chân để hạn chế di chuyển.
Những người được tòa phán cai nghiện, tại trung tâm hay tại nhà, đều được cai nghiện miễn phí, tuy nhiên họ bị ghi lại trong hồ sơ cảnh sát. Cai nghiện tại nhà rất nghiêm ngặt và người cai nghiện tại nhà phải tuân theo tất cả yêu cầu của tòa án.
Họ phải tự trả tiền đi lại cho các cuộc hẹn trị liệu của mình dù các cuộc hẹn là miễn phí. Tòa án sẽ quyết định cho một người được cai nghiện tại nhà nếu cuộc sống gia đình họ phù hợp và họ có được sự hỗ trợ tích cực tại nhà.
Ngoài những người phải cai nghiện theo phán quyết của tòa án sau khi bị cảnh sát bắt, người sử dụng ma túy cũng có thể tự nguyện cai nghiện tại trung tâm với chi phí cao và phải đợi lâu mới đến lượt, hoặc tại nhà, và có thể sẽ không bị ghi trong hồ sơ của cảnh sát.
Cha mẹ cần được đào tạo
Không phải bản thân người nghiện mà chính ma túy tác động khiến người sử dụng nó gây ra những hành vi sai trái với cộng đồng.
Để ngăn chặn những chuyện đáng tiếc xảy ra, chúng ta nên bắt đầu từ bây giờ bằng giáo dục, giáo dục và giáo dục. Nếu một người có biểu hiện sử dụng ma túy rõ ràng và có vẻ nguy hiểm, đừng bao giờ kháng cự lại họ. Tính mạng của bạn quan trọng hơn tài sản.
Ngoài ra, tư duy của mọi người cũng cần phải thay đổi. Ma túy là vấn đề chứ không phải là người sử dụng ma túy. Đó là nghiện chứ không phải là lựa chọn. Sự lựa chọn duy nhất mà người sử dụng ma túy đưa ra là lần họ chọn thử thuốc đầu tiên.
Chính phủ nên tham khảo các quốc gia phát triển đã giải quyết các vấn đề này trong nhiều thập kỷ. Cảnh sát cũng như các nhà trị liệu phải được đào tạo đầy đủ. Cha mẹ cũng cần được đào tạo để nhận ra những hành vi thay đổi của con cái mình và mạng lưới xã hội của con. Công chúng cần được giáo dục về vấn đề này.
Nguồn: Tuoitre.vn
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.