RSS

Bạn có biết 70% thực phẩm mình ăn hàng ngày là thực phẩm chế biến?

17:30 16/01/2019

Theo Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, 61% năng lượng thu nhận hàng ngày có nguồn gốc từ thực phẩm chế biến sẵn.

Nếu bạn đang đọc bài báo này, đó là dịp bạn biết một vài dạng ngày nay. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi khi biết rằng 70% thực phẩm chúng ta đề cập hàng ngày được chế biến với các hóa chất. Nhưng liệu như vậy có nghĩa là hầu hết chúng ta sẽ "ra đi" sớm? Hay có cách nào khắc phục?

Thực phẩm chế biến là gì?

Thực phẩm chế biến là các thực phẩm gắn liền với các hóa chất mà góp phần vào các bệnh ung thư và béo phì, phải không nào? Thật ra, không hoàn toàn như vậy. Khái niệm thì hơi phức tạp hơn.

Chế biến thực phẩm bao gồm ba loại:

• Chế biến thực phẩm sơ cấp, là loại chuyển các sản phẩm nông nghiệp dạng thô thành dạng thực phẩm ăn được (lạc vỏ, hay thậm chí gia súc mổ lấy thịt)

• Chế biến thực phẩm cấp 2, là loại tạo ra đồ ăn hàng ngày theo các công thức chế biến được các thành phẩm sẵn sàng sử dụng (như bánh mì nướng chẳng hạn), và

• Chế biến thực phẩm cấp ba, là loại liên quan đến sản xuất thương mại về các thực phẩm ăn liền hoặc làm nóng lên và ăn ngay (như các thực phẩm rác đặc trưng).

Một vài ví dụ phổ biến về các thực phẩm chế biến bao gồm các ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, sản phẩm thịt như thịt lợn hun khói, xúc xích, giăm bông, các loại bánh, bánh quy, đồ uống có ga, và các đồ ăn tiện lợi như các bữa ăn liền.

Thậm chí sữa và dầu các loại hạt cũng được chế biến.

Vậy có nghĩa rằng bạn không thể ăn bất kỳ đồ ăn nào trong số nói trên?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đặc điểm của thực phẩm chế biến là tốt hay xấu?

Không phải tất cả các thực phẩm đều xấu. Lấy trường hợp sữa chẳng hạn – nó là thực phẩm chế biến đã bỏ đi những chất không cần thiết. Các loại hạt qua chế biến chẳng hạn – chúng được chế biến để chiết xuất lấy dầu, từ đó có thể được bán để sử dụng.

Loại chế biến thực phẩm cấp 3 là loại chúng ta phải thận trọng. Nó còn được gọi là loại chế biến có hóa chất, đó chính là các thực phẩm gắn liến với phụ gia và chất bảo quản làm cho vẻ bề ngoài và khẩu vị rất hấp dẫn – và thậm chí là để kéo dài thời hạn sử dụng. Dưới đây là các đặc điểm đặc trưng của các thực phẩm chế biến.

Có nhiều phương pháp chế biến thực phẩm khác nhau, bao gồm:

Phương pháp

MÔ TẢ

Đóng hộp

Thực phẩm được gia nhiệt cao rồi được bảo quản trong các hộp chân không.

Lên men

Đường được phân giải nhờ vi khuẩn hoặc nấm men.

Đông lạnh

Giảm nhiệt độ của thực phẩm dưới -18oC để khử hoạt động của các vi khuẩn có hại.

Thay đổi không khí trong bao bì

Không khí trong bao bì được thay đổi bằng hỗn hợp khí (O xy, CO2 và Ni tơ) để tăng thời hạn sử dụng.

Thanh trùng

Thực phẩm được gia nhiệt tới 72oC để tiêu diệt các vi sinh vật, sau đó hạ nhiệt đột ngột xuống 5oC.

Hun khói

Thực phẩm được xử lý bằng nhiệt và hóa chất để bảo quản.

Dùng phụ gia

Phụ gia thực phẩm được bổ sung để bảo tồn độ tươi, tăng cường khẩu vị, hình dáng và tăng thời hạn sử dụng.

Hầu hết các thực phẩm chúng ta ăn được chế biến tới một mức độ nhất định.

Và chế biến có thể diễn ra theo hai chiều hướng là có thể tăng cường hoặc thậm chí làm mất chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

Chế biến có lợi là khi các thực phẩm được tăng thêm với các vitamin và chất khoáng, hoặc khi các chất béo, đường hoặc muối được giảm đi. Mặt khác, quá gia nhiệt hay làm lạnh quá sâu có thể phá hủy mất các dinh dưỡng quan trọng và thậm chí làm phát sinh các chất không mong muốn trong thực phẩm.

Đó là những gì làm cho thực phẩm tốt hay xấu. Nhưng không phải thường xuyên như vậy, thực phẩm chế biến thường nghiêng theo chiều hướng xấu. Nguyên nhân chính là thành phần các chất đưa vào thực phẩm. Bao gồm:

Các chất ngọt nhân tạo thúc đẩy tính thèm ăn và kích thích bạn ăn nhiều hơn. Những nghiên cứu trên động đã chỉ ra rằng, chất ngọt nhân tạo có thể dẫn đến tăng cân, ung thư bàng quang, u não cũng như vài nguy cơ có hại cho sức khỏe khác. Một số chất ngọt nhân tạo gây nguy hiểm cho con người bao gồm aspartame, saccharin và sucralose.

Chất béo chuyển hóa, thường được bổ sung vào các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nướng được mua tại cửa hàng, bánh quy, khoai tây chiên. Nghiên cứu cho hay chất béo chuyển hóa có thể gây ra các bệnh về tim mạch. Chất béo này cũng có thể dẫn đến ung thư, viêm nhiễm, vô hiệu hệ thống miễn dịch và bệnh đái tháo đường.

Chất tạo màu và hương vị nhân tạo được bổ sung để làm tăng khẩu vị và vẻ bề ngoài của thực phẩm. Kết quả thống kê cho biết chỉ riêng tại nước Mỹ, hàng năm các nhà máy sản xuất thực phẩm bổ sung khoảng 7.000 tấn chất nhuộm màu thực phẩm nhân tạo.

Các chất tạo hương vị tổng hợp và chất tạo màu thực phẩm cũng liên kết với các mối nguy hại đến phát triển hành vi thần kinh (nhất là đối với thai nhi).

Si-ro ngô giàu đường fruc-to-za, là loại có thể gây hại đến sức khỏe con người như rượu cồn – vì nó đè nặng chức năng gan và phá hủy gan. Đây là loại nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu cho biết phương thức tác động rất xấu đến các trục trặc trao đổi chất và thậm chí đến bệnh béo phì.

Và đây là nội dung một báo cáo tại Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ:

"Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng, sử dụng thừa phốt-pho trong khẩu phần, đặc biệt dưới dạng được bổ sung cho mục đích chế biến, có thể làm tăng nguy cơ đối với các bệnh về xương cốt và tim mạch, đặc biệt đối với những người có bệnh về thận."

Phốt-pho được sử dụng rộng rãi như một phụ gia thực phẩm, và ngày nay chúng ta đã biết hậu quả của việc sử dụng chúng quá nhiều. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi.

Phụ gia thực phẩm ngày nay chất đống nhiều như núi. Có đến hàng ngàn loại phụ gia thực phẩm. Cho dù có một số phụ gia được bổ sung giúp cho thực phẩm an toàn hơn, song hầu hết chúng đều phục vụ cho mục đích làm cho thực phẩm hấp dẫn hơn.

Tất cả vấn đề nêu đều hướng tới các lo ngại về sức khỏe xấu đi.

Nguy cơ của thực phẩm chế biến là gì?

1. Chứa nhiều đường

Như trường hợp Si-ro ngô giàu đường fruc-to-za chẳng hạn. Những sản phẩm đường bổ sung thường không có năng lượng. Hoặc thực phẩm chế biến có cung cấp năng lượng nhưng lại không có dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới những vấn đề nguy hiểm đối với trao đổi chất của bạn – bao gồm bệnh đái tháo đường typ 2 và bệnh tim.

Và đây là sự thật đáng thất vọng – các thực phẩm chế biến đang chịu trách nhiệm tới 90% chất đường bổ sung trong khẩu phần ăn trung bình của người Mỹ.

2. Không có chất xơ

Công việc chế biến thực phẩm thường làm mất đi hầu hết (hoặc tất cả) chất xơ trong thực phẩm. Chất xơ có một số ích lợi như nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Nó còn làm giảm táo bón và thúc đẩy việc đi tiêu ổn định.

3. Được thiết kế để gây nghiện ăn

Các thực phẩm như khoai tây chiên và bánh quy được thay đổi về mặt hóa học sao cho khi ăn chúng thì cơ thể giải phóng ra chất gây hưng phấn dopamine. Đó chính là nguyên nhân người ta khó mà thắng nổi việc nghiện thực phẩm hay tránh xa thực phẩm rác. Thực phẩm rác vô hiệu cơ chế sinh hóa của thần kinh, làm cho người ta mất kiểm soát lượng ăn vào.

Bây giờ bạn đã biết được vì sao bạn không thể dừng lại dù chỉ một miếng khoai tây chiên.

4. Có hàm lượng muối ăn cao

Muối thừa là kẻ gây nguy hiểm cho sức khỏe người. Cơ thể bạn chắc chắn cần muối ăn để hoạt động thích hợp và lượng muối đó bạn đã nhận được từ khẩu phần cân đối tốt. Nhưng muối thừa được bổ sung vào thực phẩm chế biến để làm tăng khẩu vị và tăng thời hạn sử dụng. Theo Trường Y tế Công cộng Ha-vớt, muối thừa có thể làm tăng nguy cơ áp huyết cao và bệnh tim.

5. Hàm lượng dinh dưỡng rất thấp

Khi so sánh với thực phẩm toàn phần (chưa chế biến) thì thực phẩm chế biến hoàn toàn thấp về dinh dưỡng. Thực phẩm chế biến cũng không có các chất dinh dưỡng mà lại hiện diện trong các thực phẩm hữu cơ. Bạn sẽ chỉ tích lũy nhiều năng lượng, đường và muối với hiển nhiên là không hề có giá trị dinh dưỡng.

6. Nhiều chất béo chuyển hóa

Thực phẩm chế biến thường chứa các chất béo rẻ tiền và các dầu thực vật tái chế, đó là những thứ chuyển đổi thành chất béo chuyển hóa do quá trình chế biến trước đó. Những chất béo này chứa một lượng dư thừa các axit béo omega-6 sẽ dẫn tới các bệnh viêm nhiễm và hàng loạt các bệnh khác.

Rõ ràng thực phẩm chế biến không phải là một bức tranh tươi đẹp. Vì vậy, bước tiếp theo sẽ là gì? Đó là, hãy hiểu thực phẩm chế biến nào bạn cần nên tránh và loại nào bạn có thể ăn vào.

Thực phẩm chế biến nào bạn nên tránh?

Thực phẩm chế biến chắc chắn là tiện lợi rồi. Nhưng tiện dụng sẽ nảy sinh tai họa. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn một vài gợi ý.

Thực phẩm cần tránh

Thực phẩm thay thế

Đồ uống có đường hoặc có ga

Nước, nước soda (với lát chanh, nếu muốn), nước chè.

Bánh pizza

Bánh pizza tự làm với các nguyên liệu lành mạnh.

Bánh mì trắng

Bánh mì hạt nảy mầm, bánh mì ngũ cốc toàn phần (nếu bạn không dung nạp gluten, hãy dùng bánh đã loại bỏ gluten).

Hầu hết các loại nép ép trái cây (vì có đường bổ sung và không có thịt trái cây)

Nước ép với chủ yếu phần thịt trái cây. Ăn trái cây toàn phần có tác dụng tốt nhất.

Bơ thực vật

Bơ thật từ bò sữa nuôi bằng cỏ.

Bánh ngọt, bánh nướng và bánh quy

Bánh quy tự làm với các thành phần lành mạnh.

Khoai tây chiên

Khoai tây luộc, hạt hạnh nhân.

Sữa chua ít mỡ (có nhiều đường để thay thế sự ngon miệng do mỡ tạo ra)

Sữa chua nguyên mỡ với các lợi khuấn sống và hoạt động, sữa chua từ bò sữa nuôi bằng cỏ.

Kem lạnh

Kem tự làm với thành phần lành mạnh với ít hoặc không có đường.

Kẹo thanh

Miếng trái cây, so-co-la đen chủ yếu là ca-cao thô.

Thịt chế biến

Thịt từ chợ địa phương không bổ sung quá nhiều các thành phần không lành mạnh.

Pho-mat chế biến

Pho-mat thô.

Cafe giàu năng lượng (có nhiều kem và đường)

Cafe đen, cafe với chút sữa nguyên mỡ.

Chúng ta chắc chắn có thể đưa ra sự lựa chọn thông minh. Dưới đây là cách bạn có thể không ăn các thực phẩm chế biến và lựa chọn phong cách sống khỏe mạnh hơn.

Cách chọn thực phẩm để khỏe mạnh hơn

• Tạo thói quen đọc nhãn thực phẩm. bạn sẽ biết thành phần có trong thực phẩm chế biến. Hãy chọn các sản phẩm không có quá nhiều muối, đường hay mỡ chuyển hóa.

• Thực phẩm đông lạnh và đóng hộp. Các trái cây và rau đóng họp hay đông lạnh là rất thích hợp, không đắt và bổ dưỡng. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không chọn các loại ngâm đường hoặc muối.

• Hãy chú ý khi đi ăn ngoài. Chế biến thực phẩm tại nhà là tốt nhất. Nhưng một khi bạn muốn đi ăn hàng, tại sao không nhỉ? Hãy tới nhà hàng có nhiều thứ chọn cho thực phẩm khỏe mạnh hơn. Bạn cũng có thể kiểm tra xem cách nhà hàng chế biến thực phẩm. Hãy chọn nhà hàng có thực phẩm được chế biến còn tươi thay vì thứ được đóng gói.

• Trồng rau và cây lấy trái. Nếu không gian của bạn bị hạn chế, hãy kiếm tìm vườn cộng đồng. Tự trồng các sản phẩm của mình sẽ khuyến khích bạn gắn bó với khẩu phần ăn lành mạnh.

• Bạn cũng tự lựa chọn các chất phụ gia. Mặc dù không phải ai cũng cần nhiều chất phụ gia, các nghiên cứu cho thấy rằng các chất phụ gia có thể giúp liên kết các chất dinh dưỡng.

Hãy đảm bảo bạn lựa chọn các chất phụ gia hữu cơ có nguồn gốc từ các nhãn hàng nổi tiếng. Bạn cũng có thể cần nhờ tư vấn kiểm tra chăm sóc sức khỏe, nếu như bạn đang có vấn đề y tế nào đó hoặc đang phải uống thuốc.

Kết luận

Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết. Thực phẩm chế biến không có lợi cho sức khỏe hẳn đang tạo nên phần quan trọng đối với môi trường sống của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể tránh chúng. Bạn có thể bắt đầu sống với lối sống khỏe mạnh hơn bằng cách luôn chủ động và để tâm về lựa chọn của mình.

*Theo StyleCraze

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.