RSS

Bàn tiệc bào ngư hơn chục nghìn đô ở Trung Quốc và câu chuyện đằng sau tính mạng ngư dân nghèo

09:00 22/10/2018

Bào ngư là loại mặt hàng có giá trị tại Hồng Kông, Trung Quốc đại lục và ở một số nơi ở Đông Á. Những món ăn chế biến từ loại hải sản này thường được sử dụng trong tiếc cưới và chi phí có thể lên tới hàng nghìn USD.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ bào ngư rất lớn. Ở Thượng Hải, một nhà hàng đã treo giá 14.700 USD cho một bữa ăn 8 người với tên gọi "bào ngư ngâm rượu sake đông lạnh".

Bào ngư và tôm hùm đá

Một tối thứ 7 tháng 8, Deurick van Blerk - 26 tuổi - ra khơi trên chiếc thuyền nhỏ ở Cape Town, bắt đầu một chuyến đánh bắt cá trái phép khác của mình. Nhưng thanh niên này không bao giờ quay trở lại.

Các nhà điều tra vào cuộc sau khi các thợ lặn đồng nghiệp và gia đình Van Blerk cho rằng anh đã bị sát hại hoặc bị tấn công bởi lực lượng đặc nhiệm trong chiến dịch chống đánh bắt trái phép. Vụ việc xảy ra giữa bối cảnh cuộc chiến giữa chính quyền Nam Phi và những người đánh bắt hải sản (chủ yếu là bào ngư và tôm hùm đá) bất hợp pháp đang có chiều hướng leo thang.

Bào ngư là loại mặt hàng có giá trị tại Hồng Kông, Trung Quốc đại lục và ở một số nơi ở Đông Á. Những món ăn chế biến từ loại hải sản này thường được sử dụng trong tiếc cưới và chi phí có thể lên tới hàng nghìn USD.

Thợ lặn bất hợp pháp còn tìm kiếm các loại tôm hùm để bán cho thị trường nội địa.

Bàn tiệc hàng chục nghìn USD ở TQ và câu chuyện đằng sau tính mạng ngư dân nghèo ở Nam Phi - Ảnh 1.

Tôm hùm đá Nam Phi. Ảnh: WWF

"Deurick và tôi bắt đầu đi bắt săn bắt trộm khi chúng tôi mới 15 tuổi," người em họ Bruce van Reenen trả lời trong đau khổ.

"Thông thường chúng tôi đi cùng nhau, nhưng đêm đó thì không. Chúng tôi đi thuyền riêng, tôi đi dọc vùng Vịnh Camps còn Deurick đi tới Cape Point để tìm tôm hùm."

Những thợ lặn như Van Blerk và Van Reenen có thể kiếm được hàng trăm USD trong một đêm thu hoạch thành công. Nhưng con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với giá của bào ngư khô được bán tại Hồng Kông.

Markus Burgener - một thành viên thuộc tổ chức phi chính phủ TRAFFIC, chuyên quản lí hoạt động thương mại động vật hoang dã - nói: "Bào ngư được bán ở các vùng Đông Á, chủ yếu là Hồng Kông".

Ông cho biết giá của bào ngư Nam Phi khô có giá từ 300 USD tới 10.000 USD/1kg tại thị trường Hồng Kông. "Cuối cùng bào ngư sẽ được tiêu thụ tại Trung Quốc bởi đó là nơi có nhu cầu cao nhất. Vấn đề ở đây là có hàng nghìn người tham gia hoạt động khai thác trái phép này. Quần thể bào ngư tự nhiên không thể tự duy trì số lượng."

Bàn tiệc hàng chục nghìn USD ở TQ và câu chuyện đằng sau tính mạng ngư dân nghèo ở Nam Phi - Ảnh 2.

Bào ngư được bán tại chợ Hồng Kông. Ảnh: China.org.cn

Khai thác quá mức đã bắt đầu ảnh hưởng tới số lượng bào ngư từ những năm 1950, nhưng tới giữa những năm 1990, tình trạng này trở nên báo động hơn bao giờ hết.

George Branch - một nhà sinh học biển tại Đại học Cape Town - cho biết kể từ khi hoạt động khai thác theo chiều hướng thương mại bắt đầu, số lượng bào ngư tự nhiên đã giảm sút chỉ bằng 1/4 so với trước đó.

Tôm hùm đá Bờ Tây chứng kiến lượng sụt giảm "kinh hoàng", chỉ bằng 2,5% so với số lượng ban đầu.

Gia đình của Van Blerk sống tại Hangbeng - vùng biển nghèo nằm cách Cape Town khoảng 20 km. Bắt bào ngư và tôm hùm trái phép là một trong những nghề nghiệp hiếm hoi trong khu vực.

"Tính mạng tôi cũng gặp nguy hiểm bởi họ [cảnh sát biển] có thể bắn chúng tôi. Nhưng tôi phải làm gì bây giờ? Tôi phải làm thôi, cuộc sống mà."

"Không may tôi đã mất người anh họ, nhưng tôi sẽ tiếp tục làm việc này. Nếu tôi bỏ nghề, con cái tôi sẽ phải nhịn đói."

Số phận người dân nghèo Nam Phi

Bạn gái của Van Blerk đã hạ sinh một bé gái và ngày ngày trông đợi anh trở về. Nhưng từ đó tới nay, cô không nhận được tin tức gì. Thi thể của Van Blerk cũng không được phát hiện.

Hai đồng nghiệp của Van Blerk - những người ra khơi cùng anh trong đêm định mệnh - cho biết anh đã bị lực lượng chống đánh bắt trái phép bắn. Những vết đạn vẫn còn lưu lại trên thuyền.

Họ đã đệ đơn kiện chính quyền vì tội mưu sát.

Khaye Nkwanyana, phát ngôn viên của Bộ Thủy sản, cho biết cuộc điều tra đang được tiến hành bởi lực lượng cảnh sát biển chỉ được "nổ súng trong trường hợp tự vệ".

Bàn tiệc hàng chục nghìn USD ở TQ và câu chuyện đằng sau tính mạng ngư dân nghèo ở Nam Phi - Ảnh 3.

Bào ngư Nam Phi. Ảnh: SouthAfricaToday

Nhà vận động Roscoe Jacobs cho biết người dân địa phương coi đánh bắt hải sản trái phép là một trong số ít những cách thức để thoát khỏi đói nghèo.

"Đó không phải là điều mà người dân muốn làm, nhưng bởi vì tình trạng kinh tế xã hội, họ buộc phải lao động bất hợp pháp để kiếm sống. Đó là điều họ làm và tự chịu rủi ro về bản thân".

Tuy nhiên, ông Jacobs cũng cho rằng "các nhà bảo tồn học cần quan tâm hơn tới đời sống con người".

Hoạt động thu hoạch trái phép cũng kéo các thợ lặn vào một thế giới ngầm đầy bạo lực của các tổ chức tội phạm quốc tế.

Hồi tháng 9, cảnh sát Nam Phi đã chặn một xe tải đi tới Botswana, chở theo 10kg bào ngư cùng nhiều hải sản khác với giá trị ước tính lên tới 400.000 USD

Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã triệt phá một đường dây ở thành phố Quảng Châu. Được biết, nhóm này đã vận chuyển trái phép hải sản với giá trị lên tới 115 triệu USD.

Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đang có nhu cầu tiêu thụ bào ngư đặc biệt lớn. Ở Thượng Hải, một nhà hàng đã treo giá 14.700 USD cho một bữa ăn 8 người với tên gọi "bào ngư ngâm rượu sake đông lạnh".

"Thương lái bán bào ngư cho những người dân Trung Quốc. Họ là những người thu lợi, không phải những thợ lặn," một nguồn tin cho hay.

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.