Bé khóc mãi không ngừng, mẹ phát hiện trên người con có nhiều ‘gai đen’, không ngờ khi nhổ hết lại xảy ra chuyện
Lông măng hay còn gọi là lông tơ, lông đẹn, lông cáy theo cách gọi dân gian có thể xuất hiện trên tay, chân, lưng, ngực… trẻ khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, thậm chí mất ăn mất ngủ. Nhưng chúng chính là lớp bảo vệ làn da non nớt của bé trong những năm tháng đầu đời.
Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ, lớp lông này sẽ tự rụng dần, đến khi bé được 1 tuổi sẽ hết, cũng có trường hợp phải đợi đến 2-3 tuổi. Còn theo cách giải thích của những người lớn tuổi thì những lớp lông này mọc ra để giải thoát hết độc tố, những chiếc lông cứng đâm vào cơ thể khiến trẻ quấy khóc.
Đối với hiện tượng này, cách chữa trị dân gian chính là dùng sữa mẹ, nước bọt, bột, mật ong, lòng trắng trứng hay tắm bằng nước lá vông, lá trầu không.
Đã có rất nhiều mẹ bỉm sữa chia sẻ đã bán tín bán nghi làm theo cách dân gian nêu trên và cảm thấy rất hiệu nghiệm.
@ Mẹ Tuyết Nhi: Con tôi dạo này khó ngủ về đêm, cứ phải bế trên tay mới chịu, đặt xuống giường một cái là khóc. Lúc đầu tôi cứ nghĩ con bé quen được bế rồi nên thế, nhưng bà hàng xóm bảo tôi là do trên lưng bé mọc lông đẹn rồi bảo tôi cách chữa mẹo. Sau đó tôi theo lời bà, dùng sữa mẹ chà lên lưng con, quả nhiên cả đám lông tơ bị trút ra. Khi đó thấy con có vẻ rất dễ chịu, cuối cùng con cũng chịu ngủ ngon. Đúng là tuyệt vời!
@ Mẹ Đức Lâm: Sinh được mấy tháng, con tôi bắt đầu quấy khóc, cứ phải bế mới chịu ngủ. Cứ đến khoảng 8 giờ tối lại khóc không ngừng, dỗ mãi không được. Mẹ chồng tôi nói bé chắc chắn là bị lông đẹn mọc nên mới như vậy, bảo tôi chữa mẹo cho con. Lúc đầu tôi không tin, cảm thấy chẳng có cơ sở khoa học gì cả, nhưng sau đó tôi cũng bôi mật ong lên lưng con thử xem, một lúc sau đúng là thấy hiện lên rất nhiều gai đen, càng chà càng thấy nhiều, trông rất đáng sợ.
Tại sao trẻ sơ sinh lại mọc lông đẹn? Cách chữa dân gian có thật sự “thần kỳ” như vậy?
Nhiều mẹ tin là bé có lông tơ nhiều sẽ hay vặn mình, khó ngủ, còi cọc, hay quấy. Các bác sĩ khẳng định, thông tin trên là không có cơ sở khoa học. Bé hay vặn mình, quấy khi ngủ có thể do thiếu canxi, mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ bổ sung vitamin D và canxi cho bé.
Các bà mẹ có con gặp phải tình huống này đều chia sẻ kinh nghiệm từng trải của mình. Có người nói cũng thử áp dụng cách chữa dân gian cho con, nhưng chỉ được ngày đầu tiên, đến hôm sau con vẫn tiếp tục quấy khóc, hơn nữa chỗ bị tẩy lông cáy còn tấy đỏ hết lên; có người thì sau khi áp dụng mẹo trên, tình hình của con còn trở nên xấu hơn, chỉ ban ngày mới ngừng quấy khóc…
Thực chất, như đã nói ở trên, lớp lông này hoàn toàn vô hại, chúng có tác dụng bảo vệ làn da non nớt của trẻ trong những ngày tháng đầu đời, và chúng sẽ tự rụng sau một khoảng thời gian. Khi chúng ta dùng mật ong, sữa mẹ… chà lên người trẻ, thì những lông tơ chưa được mọc lên hoàn toàn sẽ hiện ra, xoắn lại với nhau và tạo thành những chiếc “gai đen”.
Khi các bà mẹ lo lắng cho con mà tìm cách loại bỏ lớp “gai đen” này, thực tế là loại bỏ đi lớp bảo vệ làn da non nớt của con, khiến da con phải đối mặt với những nguy cơ như viêm da, nhiễm trùng…
Vậy tại sao trẻ lại quấy khóc về đêm?
Việc trẻ khóc đêm, có liên quan đến việc bé đang trong giai đoạn giãn ruột. Hầu hết trẻ sơ sinh đều phải trải qua giai đoạn này, thông thường sẽ bắt đầu từ 2 đến 4 tuần sau sinh trẻ sẽ không ngừng quấy khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày mà đa số là vào khoảng chiều tối hoặc đêm.
Đỉnh điểm của thời kì này là khi trẻ được khoảng 6 tuần tuổi, mỗi ngày bé có thể khóc liên tục 3 giờ đồng hồ, sau đó tần suất và thời gian khóc sẽ giảm dần. Hiện tượng này thường kết thúc khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi.
Do đó, nếu em bé nhà bạn dưới 6 tháng mà gặp phải những biểu hiện dưới đây, khả năng đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến đó chính là bé bị đau giãn ruột: thường vô duyên vô cớ khóc to không ngừng; thời điểm quấy khóc nhất vào chập tối hoặc đêm; dỗ kiểu gì cũng không nín khóc; khi con khóc hai chân co lại về phía bụng, hai tay không ngừng huơ lên; nhiều phân, vùng bụng có vẻ bị chướng khí; khi bé xì hơi hoặc đi ngoài có vẻ khó nên thường nhăn đỏ mặt; tiếng khóc to, thậm chí còn khóc nấc lên; bế thì ngủ ngon, đặt xuống là khóc.
Làm sao để dỗ bé khi bé khóc giãn ruột?
-
Quấn chặt bé, như vậy sẽ tạo cảm giác như ở trong bụng mẹ, bé sẽ thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn
-
Ôm ấp hoặc khẽ đung đưa bé
-
Vỗ ợ hơi sau khi cho bé ăn sữa, thường xuyên massage vùng bụng để hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết cho bé
-
Cho bé cảm nhận được những âm thanh có quy luật như tiếng bật quạt, tiếng nước chảy, tiếng máy sấy, máy giặt…
-
Tắm nước ấm cho bé
-
Cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng, du dương
-
Cho bé nằm thẳng, làm động tác đạp xe cho hai chân bé, cách này cũng giúp bé tiêu hóa và bài tiết dễ dàng hơn.
Tất cả những biện pháp trên đều rất tốt cho trẻ, không chỉ giúp bé thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn, ngủ ngon hơn mà còn giúp bé tiêu hóa và bài tiết dễ dàng hơn, như vậy giai đoạn giãn ruột đầy khó khăn của bé cũng sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng hơn. Các bậc cha mẹ hãy chú ý từng biểu hiện của con trẻ để có cách nuôi con và chăm con tốt nhất, hiệu quả nhất nhé!
Nguồn: Dkn.tv
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.