RSS

Bí kíp giải nọc độc khi bị rết cắn bố mẹ nên biết để cứu con kịp lúc

07:30 04/08/2018

Bỏ túi cho mình cách xử lý khi bị rết cắn là các mẹ đang tự cứu lấy mình, cứu lấy những thành viên của gia đình mình đấy.

Biết cách xử lý khi bị rết cắn sẽ giúp con tránh được nguy cơ độc rết lấn vào cơ thể

Rết?

Rết là một côn trùng độc hại, rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Một số biểu hiện khi bị rết cắn

Ở nơi bị rết cắn: Tại nơi bị rết cắn, vết thương sẽ có 2 dấu răng. Vết cắn đau dữ dội, vừa sưng vừa nóng đỏ, sau đó thành bọng nước, có thể gây ra hoại tử tại vết cắn. Quanh vết cắn bị yếu cơ, ngứa, dị ứng, phù, nổi hạch, chảy máu.

Triệu chứng toàn thân: Nạn nhân sẽ gặp phải một số biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, thở nhanh, ho, đau họng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, …

Cách điều trị khi bị rết cắn

Trường hợp 1:

Rết cắn chỉ gây dị ứng da, sau đó hết liền. Đối với trường hợp này, bạn chỉ cần bôi một ít dầu gió vào vết thương là được, bởi vết thương này không có chất độc nên không cần quá lo lắng.

Trường hợp 2: 

Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc. Trong trường hợp này, bạn có thể điều trị theo hai phương thuốc của người dân tộc Dao rất hiệu quả sau:

Nước dãi của gà: Người ta vẫn nói rằng gà là tử thần của rết, và những bí ẩn của gà đối với rết vẫn chưa được giải đáp nhưng có một điều có thể chắc chắn đó là nước dãi của gà có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rết, và rết cũng chính là một trong những món ăn quen thuộc của gà.

Nước dãi của ốc: Cũng giống như gà, ốc có quan hệ với rết, và quan trọng nhất là phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa độc của rết.

Phương pháp xử lí: Dùng vải hoặc dây chun buộc phía trên vết thương để tránh cho độc chạy về tim. Sau đó bắt lấy một con gà để móc họng lấy nước dãi bôi vào vết thương vài lần. Hoặc lấy bắt sên và lấy phần nhớt của sên bôi vào vết thương.

Một số mẹo hay khi bị rết cắn

– Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức.

– Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.

– Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.

– Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.

– Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.

– Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.

– Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.

– Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.

– Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Ngoài ra, phương pháp xử lý rết cắn tốt nhất mà các mẹ nên chủ động vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt chú ý đến các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao… để tránh rết làm tổ.

Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn. Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết. Khi phát hiện ra trẻ bị vết cắn lạ, cần sơ cứu kịp thời và ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo WTT

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.