RSS

Bí mật động trời về vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà tập đoàn Adani che giấu suốt thời gian qua bị phơi bày

19:00 12/08/2018

Tập đoàn Adani đã cố gắng che giấu các chi tiết trong báo cáo gửi tới Chính quyền Queensland về nguy cơ gây ô nhiễm đến Rặng san hô Đại Bảo Tiều trước thềm cơn bão Debbie vào năm 2017.

Hiện nay, các nhà bảo tồn khẳng định rằng những tài liệu và một loạt email thu được thông qua luật tự do thông tin sẽ vạch trần bí mật của công ty và thông báo cho Chính quyền Queensland biết rằng sự ô nhiễm đã vượt quá mức độ pháp luật cho phép.

Các chi tiết được tiết lộ trong giấy phép phát thải ô nhiễm tạm thời của công ty và vụ ô nhiễm bắt đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 2017.

Vào một buổi sáng ẩm ướt và ảm đạm, người dân Queensland mải miết liên hệ với những người thân yêu và đảm bảo rằng họ được an toàn.

Cơn bão Debbie cơn bão nguy hiểm nhất tấn công Queensland kể từ năm 2011 - nhanh chóng tiến vào bờ biển.

Ngày hôm đó, tập đoàn Adani cũng chuẩn bị cho hành vi phi pháp của mình.

Công ty lúc ấy đang cố gắng xin một giấy phép phát thải tạm thời nước nhiễm than ra vùng đất ngập nước xung quanh cảng xuất khẩu tại Abbot Point gần Bowen.

Các tài liệu được công bố sáng nay cho thất, Adani đã nhận ra rằng lượng mưa lớn sẽ khiến nước ô nhiễm trong bể chứa tràn ra các vùng đất ngập nước quan trọng bên cạnh khu vực.

Những hình ảnh mà vệ tinh thu được một vài tháng sau đó cho thấy các vùng đất ngập nước đã bị bao phủ bởi chất thải ô nhiễm sau cơn bão.

Giờ đây, nội dung của các tài liệu mà tập đoàn Adani cố giữ kín đang bị phanh phui.

Tài liệu tiết lộ rằng vào ngày 27 tháng 3, khi Adani thực hiện các thủ tục để xin bổ sung giấy phép phát thải ô nhiễm tạm thời, có vẻ như công ty đã biết rằng lượng nước thải chuẩn bị tràn ra sẽ vượt quá mức độ ô nhiễm mà pháp luật cho phép.

Hình ảnh từ vệ tinh được chụp vào năm 2016

 Khi mưa trút xuống thị trấn Bowen và các nhà khí tượng cảnh báo về sự đổ bộ của cơn bão Debbie, tập đoàn Adani đã nhận được giấy phép phát thải ô nhiễm tạm thời.

Nhưng, vào phút cuối, cuối buổi chiều hôm ấy, Adani nhận ra đơn xin phép phát thải ô nhiễm đất ngập nước của mình vẫn không đủ trước luật pháp.

Nước thải nhiễm than từ công ty sẽ trực tiếp tràn ra biển và gây ảnh hưởng đến Khu vực Di sản thế giới- rặng san hô Đại Bảo Tiều.

“Xin lỗi nhưng tôi chợt nhận ra rằng khu vực W2 không có trong giấy phép phát thải ô nhiễm tạm thời, liệu thêm địa điểm này vào có được không?”- Một nhân viên của Adani đã gửi thư đến Sở Môi trường Queensland vào chiều ngày hôm đó.

Sở đã trả lời rằng việc đó không thành vấn đề:

“Hãy cung cấp cho chúng tôi một chút chi tiết và chúng tôi có thể sửa đổi giấy phép”- Công chức của Sở Môi trường gửi lại.

Hình ảnh vệ tinh được chụp sau cơn bão Debbie

Chuỗi email có hiển thị vào khoảng 5 giờ chiều ngày hôm sau – lúc ấy, cơn lốc xoáy Debbie đã đổ bộ - Adani gửi thông tin bổ sung đó cho bộ phận.

Bên cạnh các tài liệu được giữ bí mật tuyệt đối, vẫn còn đó các chi tiết khác mà công ty kiến quyết không hé răng nửa lời vì phía Adani cho rằng chúng sẽ “gây ra những hiểu lầm và thành kiến cực đoan, không công bằng” cho công ty.

Ở phía bên kia chiến tuyến, đối đầu trực tiếp với Adani là nhóm Bảo tồn Mackay, những người yêu cầu các tài liệu phải được công khai theo luật tự do thông tin vào tháng tư năm 2017.

Nhóm Bảo tồn nhỏ bé này đã đơn thương độc mã chống lại tập đoàn Adani trong nhiều năm nay.

Nhóm Bảo tồn Mackay đã thành công bác bỏ sự chấp thuận của bang về hoạt động khai thác than tại mỏ Carmichael của Adani năm 2015.

“Chúng tôi đã nghi ngờ rằng tại sao công ty lại cần đến 2 giấy phép phát thải tạm thời.”- Người của nhóm bảo tồn, Peter McCallum nói.

“Chúng tôi cũng nghi ngờ về thời gian và tại sao chỉ khi cơn bão ập vào bờ thì giấy phép lại được sửa đổi bổ sung.”

Vì vậy, nhóm yêu cầu tiếp cận với tài liệu dưới sự cho phép của Luật tự do thông tin Queensland.

Cô tình phạm pháp có thể trở thành "một vấn nạn thường trực"

Tất cả những gì mà Adani che giấu bấy lâu nay chỉ nhằm mục đích bảo vệ công ty khỏi tội danh cố ý gây ô nhiễm và những hình phạt thích đáng mà Adani phải chịu.

Chính quyền Queensland cho biết Adani đã thừa nhận hành vi làm tràn nước thải ra Công viên Hải dương với mức độ ô nhiễm cao hơn mức cho phép 800 lần.

Trước đó, Adani khẳng định rằng công ty “không hề vi phạm”, tuy nhiên, các chứng cớ đã cho thấy rằng công ty biết rõ hành vi của mình khi đi xin giấy phép bổ sung.

Theo các luật sư từ Văn phòng Bảo vệ Môi trường Queensland, điều này có nghĩa là vấn đề vi phạm giấy phép có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều.

“Theo Luật pháp của Queensland, cố ý vi phạm giấy phép phát thải tạm thời có thể xảy ra do sự thiếu thận trọng hoặc cẩu thả.

“Với các tài liệu RTI mới phát hành, bao gồm một email từ nhân viên Adani cho thấy kiến ​​thức về nồng độ chất gây ô nhiễm và bằng chứng rằng Adani đã không xử lý nước trước khi xả thải, các công tố viên sẽ phải cân nhắc về hành vi cố ý này khi đưa ra quyết định của mình.”

Chính quyền "nhắm mắt làm ngơ"

Trong một email gửi đến sở Môi trường, Adani đã khái quát về mức độ ô nhiễm khi xin giấy phép phát thải tạm thời.

Hóa ra, loại nước thải đó vượt quá mức độ ô nhiễm cho phép tới 900%.

Mặc dù công ty xin giấy phép phát thải cho mức ô nhiễm là 100mg than/lít nước, trong thực tế, Adani đã thải ra loại nước có nồng độ than là 900mg/lít nước.

Adani nói với Sở rằng:

“Phát thải ở khu vực này có quy mô nhỏ, tuy nhiên, hàm lượng chất rắn lơ lửng luôn lớn hơn 30mg/l (theo các báo cáo cũ, con số này là 500 đến 900mg/l) vì khu vực này đã từng là bãi phát thải và chưa được phục hồi (trong quá khứ, đây là khu vực xả thải).”

Ông McCallum nói: “Email này rõ ràng chỉ ra rằng họ biết họ sẽ phá luật, thế nhưng họ vẫn làm.”

Các thông tin được tiết lộ cũng cho thấy những kết luận và trách nhiệm của sở trong vụ việc trên. Ông cho biết:

"Thông tin này đã cho thấy rằng cả Chính quyền và Adani đều nhận thức được hành vi vi phạm trên khi cơn bão đổ bộ, họ biế rằng hành vi đó sẽ gây ô nhiếm Di sản thế giới, rặng san hô Đại Bảo Tiều.”

"Adani cố tình xử lý vụ việc theo hướng gây hại đến môi trường và Chính quyền vẫn nhắm mắt làm ngơ.”

Sở Môi trường Queensland từ chối bình luận thêm về vụ việc.

Adani phủ nhận hành vi sai trái

Khi đấi tranh để không cho thông tin rò rỉ, Adani lý luận rằng những tài liệu đó sẽ khiến công ty bị dư luận chỉ trích nặng nề.

Công ty cho rằng dư luận cực đoan sẽ gây áp lực lên sở để trừng phạt họ, và Chính quyền sẽ thỏa hiệp với các nhóm bảo vệ môi trường.

Adani tuyên bố thông tin sẽ gây ra "định kiến ​​cực đoan và bất công đối với" Adani, trong những tranh luận về vấn đề tiền phạt.

Tuy nhiên, các ủy viên Hội đồng cho rằng tuyên bố của Adani là "hoàn toàn suy đoán " và “vô căn cứ”.

Adani từ chối trực tiếp các câu hỏi mà truyền thông đưa ra. Thay vào đó, công ty khẳng định:

"Chúng tôi phủ nhận một số cáo buộc và chắc chắn rằng chúng tôi vẫn tuân theo quy chuẩn giấy phép đặt ra. Phía công ty không hề vi phạm.”

"Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này lên thẩm phán chứ không đóng 12.000 đô tiền phạt. Rõ ràng, số tiền ấy không nên được ban hành vào năm 2017 ngay sau cơn bão Debbie. Chúng tôi chờ đợi những quyết định về vấn đề này.”

Phương Anh - Tintucuc.com

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.