Bồn cầu nhà vệ sinh công cộng có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh không?
Sử dụng nhà vệ sinh công cộng là một nỗi ám ảnh với tất cả mọi người. Những nhà vệ sinh ở công sở, trung tâm thương mại thì còn đỡ, nhưng nhà vệ sinh ở công viên, đặc biệt là một số bệnh viện xuống cấp thể khiến bạn phải phát ớn và sợ hãi.
Tất nhiên, những mầm bệnh khủng khiếp, vi khuẩn hoặc virus không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường (hoặc có thể cảm nhận bằng mông của bạn). Tất cả các nhà vệ sinh, ngay cả những nhà vệ sinh trông có vẻ rất sạch sẽ nhất, đều mất vệ sinh theo những định nghĩa tiêu chuẩn.
Nhưng, bỏ qua những gì bạn nhìn thấy và tưởng tượng ra, câu hỏi vẫn là: Liệu bạn có phải lo lắng về bồn cầu nhà vệ sinh công cộng hay không? Liệu chúng có thể thực sự khiến bạn bị lây một căn bệnh nào đó, hay đó chỉ là cảm giác của bạn mà thôi?
Nếu câu trả lời là có, thì những căn bệnh cụ thể nào bạn có thể bị nhiễm từ việc đặt mông xuống một chiếc bồn cầu công công?
Để có câu trả lời, trang Gizmodo đã liên hệ với một số chuyên gia về vi sinh học và miễn dịch. Hóa ra, thực sự bạn có nguy cơ lây bệnh, thậm chí tử vong từ nhà vệ sinh công cộng. Thế nhưng, tỷ lệ đó là rất rất nhỏ:
William Dampier - Phó Giáo sư Vi sinh & Miễn dịch học, Đại học Drexel
Nếu bạn là một người khỏe mạnh, khả năng thực sự mắc bệnh từ ghế ngồi bồn cầu là khá nhỏ. Sự thật là trên da có rất nhiều lớp hàng rào, giúp bạn chống lại mọi thứ từ thế giới bên ngoài. Da giữ vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể và nó làm việc này khá hiệu quả.
Nếu bạn đang bị nhiễm trùng hoặc phát ban, bạn có thể có thể bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc thứ gì đó tương tự khi ngồi vào ghế bồn cầu, nhưng bạn sẽ phải có sẵn những vết thương hở trên da để vi khuẩn xâm nhập vào. Tôi không muốn nói rằng điều đó là không thể - nó có thể chứ - nhưng tôi nghĩ khả năng ngồi trên ghế bồn cầu mà khiến bạn bị nhiễm trùng có lẽ rất rất nhỏ.
Tôi có thể tưởng tượng ra tình huống nếu bạn ngồi trong một nhà vệ sinh rất bẩn, bạn có khả năng bị nhiễm tụ cầu khuẩn, và ngày nay có những tụ cầu khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Nhưng những tụ cầu khuẩn kháng kháng sinh này thường chỉ được tìm thấy trong bệnh viện, không phải môi trường bên ngoài.
Những ca bệnh duy nhất tôi đọc được [về một ai đó bị lây bệnh từ chỗ ngồi nhà vệ sinh] là những bệnh như viêm da tiếp xúc, và thường là ở trẻ em, bởi chúng hay bị dị ứng hoặc phát ban kích thích bởi nhựa hoặc chất tẩy rửa nhà vệ sinh.
Nhưng những ca bệnh này cũng không quá phổ biến và mọi người sẽ sớm khỏi bệnh. Ít nhất trong các nghiên cứu điển hình, tôi không thấy bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào từ ghế ngồi bồn cầu.
Vincent Racaniello - Giáo sư Vi sinh vật và Miễn dịch học, Đại học Columbia
Tôi muốn nối rằng việc ngồi trên bồn cầu nhà vệ sinh có thể khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng bởi khuẩn E. coli. Nhiều chủng E. coli là những vi khuẩn bình thường trong đường ruột của chúng ta, nhưng một số chủng có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, và một số khác có thể lây lan sang các mô bên ngoài đường tiết niệu, chẳng hạn như hậu môn.
Do đó, phân có thể nhiễm khuẩn E. coli của đường tiết niệu và lây lan nó qua ghế ngồi bồn cầu. Điều này phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, vì lý do giải phẫu: niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới, khiến cho vi khuẩn dễ dàng đi vào bàng quang hơn. Ở nam giới, nước tiểu có nhiều khả năng rửa trôi vi khuẩn. Nhưng điều này cũng sẽ thay đổi khi nam giới già đi, tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu của họ tăng lên.
Đây là câu chuyện mà tôi biết được trong một lần phỏng vấn Tiến sĩ James Johnson:
Một người đàn ông lớn tuổi đã phải nhập viện với tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng do E. coli liên quan đến thận. Con gái của ông đến thăm ông trong bệnh viện, sử dụng nhà vệ sinh trong phòng của ông ấy, và một thời gian sau, cô cũng bị nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến thận, và phải nhập viện.
Phân tích mẫu phẩm trong phòng thí nghiệm tiết lộ rằng cô đã bị nhiễm cùng chủng E. coli như cha cô! Kịch bản có khả năng đã xảy ra là chỗ ngồi nhà vệ sinh bị nhiễm nước tiểu của cha cô có chứa vi khuẩn, sau đó cô ấy lây nhiễm chúng từ chỗ ngồi bồn cầu hoặc thậm chí cả nước bồn cầu bắn lên.
Bởi vậy, một ý tưởng tốt là bạn nên lau sạch chỗ ngồi của bồn cầu bằng chất sát trùng. Nhưng hãy để ý nước văng lên từ bồn cầu cũng là một nguy cơ. Ngoài ra, đừng quên rằng khi xả nước, bồn cầu có thể biến thành một dạng bình xịt, làm văng vi khuẩn lên không khí và bạn có thể hít phải chúng.
Mặc dù đó là những mối nguy hiểm hiện hình, nhà vệ sinh tự hoại vẫn là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, cho phép chúng ta thoát khỏi vô số bệnh nhiễm trùng so với cách thức vệ sinh trước đó.
Laura Kasman - Phó Giáo sư Vi sinh vật và Miễn dịch học, Đại học Y khoa Nam Carolina
Về mặt lý thuyết, có, ghế ngồi bồn cầu có thể khiến bạn bị bệnh, nhưng thực sự thì nó khó mà xảy ra được. Nếu bạn có vết thương hở hoặc bị đau ở mông, nơi mà bạn chạm vào chỗ ngồi, và một người sử dụng bồn cầu trước đó không quá lâu bị nhiễm trùng và cũng bị ở cùng một vị trí so với mông của bạn, thì có, bạn có thể bị nhiễm trùng.
Các thủ phạm tiềm năng nhất gây nhiễm trùng kiểu này là vi khuẩn Staph, papillomavirus ở người gây mụn cóc, hoặc herpes simplex. Một giải pháp [khi bạn có vết thương hở ở mông]: hãy lấy tay che lại và ngồi trên bàn tay để chúng nằm giữa mông và chỗ ngồi, sau đó rửa thật sạch say bằng xà bông trước khi bạn rời khỏi phòng vệ sinh.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.